Trẻ lười ăn phải làm sao là nỗi trăn trở của mọi ông bố bà mẹ có con nhỏ? Bất kỳ cha mẹ có con nhỏ nào cũng mong ước con ăn ngon, khỏe mạnh, chóng lớn. Tuy nhiên, thực tế lại không như mong đợi, có rất nhiều bé biếng ăn, kém hấp thu, chậm lớn khiến không ít cha mẹ lo lắng. Nhiều bố mẹ cũng không ngại bày đủ trò chỉ để con có thể ăn thêm đôi ba thìa cháo. 

Vì sao trẻ lười ăn? 

Trẻ lười ăn là vấn đề khá phổ biến hiện nay, cứ 10 trẻ thì có đến 9 trẻ đã từng ít nhất có một thời điểm nào đó có biểu hiện lười ăn. Vậy nguyên nhân khiến trẻ lười ăn là gì? Dưới đây là một số lý do thường gặp:

Không cho bé ăn vào một giờ nhất định

Nhiều bà mẹ trẻ không có kinh nghiệm nên nghĩ rằng, có thể cho bé ăn bất cứ lúc nào mà không hề hay biết đây là một thói quen không tốt, khiến bé càng lười ăn. Bé không phân biệt rõ được cảm giác no, đói mà bé chỉ ăn khi thấy thích. Điều này làm cho mỗi bữa trẻ ăn không nhiều và cũng không thực sự thấy ngon.

Không tập cho bé nhai, nuốt thức ăn

Những bé đang trong giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên cho bé cầm và tập nhau các loại rau xanh, hoa quả để kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng, lại vừa giúp phát triển thị giác, cảm nhận mùi vị thức ăn.  

Không tập trung ăn uống

Nhiều cha mẹ khi thấy con có biểu hiện lười ăn đã sử dụng điện thoại, ti vi để làm trẻ mất tập trung, vì thế mà cho bé ăn dễ dàng hơn, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ phản tác dụng khiến trẻ lười ăn hơn.

Không khí bữa ăn luôn căng thẳng

Một số gia đình thường cãi cọ hoặc ép con ăn, mắng mỏ bé,... khiến không khí trong bữa ăn luôn căng thẳng. Điều này sẽ dần hình thành cho bé cảm giác sợ mỗi khi đến bữa ăn và dẫn đến lười ăn.

Chỉ cho bé ăn những món bé thích

Nhiều mẹ nghĩ rằng, nấu những món yêu thích sẽ khiến con ăn nhiều hơn. Nhưng điều này sẽ dần hình thành thói quen không tốt, khiến trẻ không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng và lâu dần dẫn tới biếng ăn.

Bé bị ốm

Khi bé bị ốm, cơ thể mệt mỏi thì sẽ có biểu hiện lười ăn hơn bình thường.

Bé bị rối loạn tiêu hóa

Bị rối loạn tiêu hóa có cảm giác buồn nôn, nặng bụng, đau bụng,... cũng dẫn đến tình trạng bé không muốn ăn.  

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân trẻ biếng ăn TẠI ĐÂY 

Hậu quả khi trẻ lười ăn là gì? 

Bé lười ăn khiến cho nguồn dinh dưỡng được đưa vào cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với cơ thể như lysine, canxi, kém, taurin, vitamin nhóm B,... Điều này sẽ gây ra hàng loạt những hậu quả khôn lường cho trẻ như suy dinh dưỡng, thấp còi, kém thông minh, hệ miễn dịch suy giảm, chậm chạp,...

>>> XEM THÊM: Trẻ biếng ăn lâu ngày có nguy hiểm không TẠI ĐÂY 

Trẻ lười ăn phải làm sao?

Trẻ lười ăn, chán ăn nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Chính vì vậy, nhiều cha mẹ cảm thấy vô cùng căng thẳng, lo lắng khi con lười ăn, chán ăn. Vậy trẻ lười ăn phải làm sao? Bố mẹ đừng lo, hãy thử áp dụng các cách trị biếng ăn dưới đây để bữa ăn của trẻ không còn là “cuộc chiến” nhé!

1. Từ bỏ tư tưởng nhồi nhét, ép trẻ ăn bằng mọi cách

Khi thấy con chán ăn, ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bố mẹ thường cuống quýt tìm đủ mọi cách để ép trẻ ăn nhiều hơn như cho xem điện thoại, bế đi ăn rong, cho xem tivi, “lừa” ăn để được đi chơi hoặc ăn bim bim,… Nhưng có lẽ bạn không biết rằng, chính những “chiêu bài” này lại vô tình khiến tình trạng biếng ăn ở trẻ càng trở nên trầm trọng hơn. Hãy để trẻ được có quyền quyết định trẻ sẽ ăn gì và ăn bao nhiêu, thay vì ép trẻ ăn sạch sành sanh món ăn mà bố mẹ cho là bổ dưỡng. Hãy dẹp bỏ bát cơm “đầy ú ụ” sang một bên thay bằng một bữa ăn vừa đủ và hấp dẫn, bé sẽ ngoan ngoãn ăn hết một cách ngon lành. 

2. Bình tĩnh, chớ căng thẳng nếu như thấy con ăn ít hơn một chút

Nhiều bố mẹ thấy con có biểu hiện ăn ít hơn “con nhà người ta” hoặc ăn ít hơn mọi ngày một chút đã “hớt ha hớt hải” coi đó là vấn đề vô cùng nghiêm trọng và bắt đầu kế hoạch “nhồi nhét” ép trẻ ăn bằng hết khẩu phần đã chuẩn bị. Điều này không những không có hiệu quả mà còn phản tác dụng, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và càng biếng ăn hơn. Bởi vậy, bố mẹ hãy thật bình tĩnh, nếu con bạn ăn ít hơn “con người ta” một chút nhưng vẫn phát triển bình thường thì chẳng có gì phải lo lắng. Đừng ép bé ăn những món ăn mà bé không thích. Nếu trẻ không thích ăn thịt, hãy thay bằng cá, trứng,… Nếu bé sợ ăn rau, thay vì bực bội, hãy cho trẻ ăn thêm trái cây, mẹ sẽ thấy thái độ của trẻ với bữa ăn khác đi rất nhiều nhé.

3. Tạo cảm hứng để trẻ ăn được nhiều hơn

Bạn nên lựa chọn những bộ bát, thìa, đĩa nhiều màu sắc rực rỡ với hình ảnh ngộ nghĩnh hoặc có những nhân vật hoạt hình mà bé thích, bé sẽ hứng thú hơn với những bữa ăn. Với những bé lớn, hãy để bé cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn theo sở thích. Bạn có thể thử hỏi: “Hôm nay con thích ăn món gì?” và đưa ra một gợi ý để bé chọn. Hãy thử lắng nghe ý kiến của bé, mẹ nhé! Bạn có thể trang trí bữa ăn thật đẹp, lạ mắt, đa dạng màu sắc, bé sẽ có cảm giác thích thú với bữa ăn hơn. Khi “khởi động” bữa ăn, bố mẹ có thể thử ăn trước món ăn đó một cách ngon miệng và xuýt xoa khen ngon để kích thích sự tò mò, tạo cảm hứng ăn uống cho bé.

4. Tập cho trẻ ăn vào giờ cố định

Cha mẹ hãy quan sát khi nào bé thường thấy đói, sau đó hãy tập cho ăn vào những giờ ăn cố định để tạo nếp sinh hoạt khoa học. 

5. Để trẻ tự xúc ăn khi có thể

Khi trẻ đã 2-3 tuổi, hãy để trẻ tự xúc ăn sẽ giúp tập trung vào món ăn và phát huy bản năng sinh tồn vốn có của mình, hình thành thói quen tự chủ trong việc ăn uống. Làm như vậy vừa giúp rèn luyện tính độc lập cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời, lại khiến trẻ thấy được rằng, việc ăn uống là niềm vui chứ không phải là bị ép buộc. Nên để trẻ ăn chung cùng với cả gia đình, tạo không khí vui vẻ, khuyến khích bé ăn nhiều. 

6. Không để trẻ vừa ăn vừa chơi 

Tuyệt đối không để bé xem tivi hoặc nghịch điện thoại, chơi đồ chơi trong giờ ăn vì sẽ làm phân tán sự tập trung vào việc ăn uống. Thiết lập thói quen ăn uống tích cực cho trẻ bằng cách chỉ kéo dài bữa ăn khoảng 20-30 phút.  

7. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Để trị biếng ăn, giúp trẻ có cảm giác thèm ăn, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất: Chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý chế biến, bảo quản đúng cách để không làm hao hụt dinh dưỡng.

>>> XEM THÊM: Cách trị trẻ biếng ăn TẠI ĐÂY 

Xua tan nỗi lo trẻ lười ăn nhờ bổ sung lợi khuẩn và các vi chất dinh dưỡng đúng cách 

Nếu đã áp dụng biện pháp trên mà vẫn phải “bó tay” trước sự biếng ăn của con, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của lợi khuẩn và các vi chất dinh dưỡng. Đây là biện pháp đang được rất nhiều mẹ tin tưởng sử dụng, kích thích sự thèm ăn tự nhiên, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe - cốm vi sinh BEBUGOLD chứa Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kết hợp với: 

- Inulin (một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật) và fructose oligosaccharide (FOS) giúp tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển; phòng và hỗ trợ điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra.

- Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên; giúp trẻ ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất từ đó ngăn chặn được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi trẻ lười ăn.

- Ngoài ra còn có cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy. Đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vi chất dinh dưỡng tự nhiên dồi dào cho cơ thể, nâng cao hiệu quả phòng ngừa suy dinh dưỡng, biếng ăn.

Chính bởi sự kết hợp độc đáo từ các thành phần này đã khiến cốm vi sinh BEBUGOLD trở thành sự lựa chọn hàng đầu của mọi gia đình có con nhỏ lười ăn, giúp bảo vệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất, tăng cảm giác ngon miệng, sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả, an toàn. Dùng cho trẻ 1 tuổi trở lên. 

bebugold.webp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD

Hầu hết các trường hợp sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD sẽ cho hiệu quả rõ rệt sau: 

- Sau khoảng 2 - 4 tuần sử dụng, tình trạng biếng ăn của con bắt đầu có chuyển biến, trẻ ăn ngon miệng, thèm ăn hơn. 

- Sử dụng từ 1 - 3 tháng sẽ thấy cân nặng của trẻ được cải thiện, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng hiệu quả.

- Duy trì từ 3 – 6 tháng thấy sức đề kháng của trẻ tăng, ít ốm vặt, hấp thu tốt, ăn ngon, tăng cân tốt. 

Đánh giá của chuyên gia 

Cách trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất là gì? Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau: 

Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa là như thế nào? Hãy cùng lắng nghe chuyên gia Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Trần Thanh Tú tư vấn: "Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng dùng cốm vi sinh BEBUGOLD được không?" TẠI ĐÂY

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời câu hỏi trẻ lười ăn phải làm sao? Đồng thời giúp bạn có thêm kiến thức về cách chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh, an toàn và hiệu quả! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, trẻ lười ăn hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, mời bạn vui lòng liên hệ Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh