Trẻ biếng ăn, chậm lớn, không tăng cân là một trong những chứng rối loạn dinh dưỡng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Biếng ăn ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về chứng biếng ăn ở trẻ và một số giải pháp hiệu quả.

Tình trạng trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn không phải là một tình trạng hiếm gặp, trạng thái sức khỏe này cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khát quát và cụ thể hóa bằng một số dấu hiệu sau đây:

Chứng biếng ăn ở trẻ là gì?

Biếng ăn ở trẻ nhỏ không phải là bệnh, tình trạng này có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Khi mắc phải chứng biếng ăn, bé có xu hướng chán ăn, lười ăn, ăn ít hơn bình thường khiến cho lượng dưỡng chất dung nạp vào cơ thể thiếu hụt, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Biểu hiện trẻ biếng ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra một số biểu hiện thường gặp của chứng biếng ăn ở trẻ để bố mẹ dễ dàng nhận biết:

  • Trẻ ăn ít hơn bình thường, bữa ăn kéo dài trên 30 phút.
  • Dung nạp lượng thức ăn chỉ bằng ½ khẩu phần ăn tiêu chuẩn theo tuổi.
  • Thói quen ngậm thức ăn.
  • Tâm lý sợ hãi, quấy khóc, né tránh, thậm chí buồn nôn khi thấy thức ăn.
  • Chậm lớn, ít hoặc không tăng cân liên tục trong 3 tháng.

Ăn ít, ăn lâu, né tránh thức ăn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang biếng ăn

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Trước khi biết trẻ biếng ăn phải làm sao, xử lý thế nào, bố mẹ cần hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 

Dinh dưỡng không phù hợp

Trẻ biếng ăn chậm lớn, nguyên nhân mà bố mẹ có thể xem xét đầu tiên chính là về mặt dinh dưỡng. Một số sai lầm thường mắc có thể là:

1. Thực đơn “nghèo nàn”: Điển hình chính là việc mà bố mẹ thường cho trẻ ăn đi ăn lại một vài loại thực phẩm cố định trong thời gian dài, việc này làm cho bé dễ bị ngán, chán ăn và lười ăn. Bên cạnh đó, cách chế biến thức ăn không đa dạng cũng khiến trẻ thiếu hứng thú với bữa ăn, tâm lý buồn rầu và chán nản.

2. Thiếu dưỡng chất cần thiết: Trẻ nhỏ cần được cung cấp đầy đủ vi dưỡng chất để có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng khi thiếu đi các loại vitamin, sắt và kẽm cũng có thể gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Nếu không, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng rất dễ xảy ra.

3. Chế độ ăn không phù hợp: Ở mỗi giai đoạn độ tuổi, trẻ sẽ cần có chế độ dinh dưỡng riêng để dễ dàng hấp thu đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, một số mẹ thường mắc sai lầm khi cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến tận 2-3 tuổi, khiến bữa ăn không còn phù hợp, trẻ biếng ăn.

Chế độ ăn uống không phù hợp dễ khiến bé biếng ăn chậm lớn

Thói quen sinh hoạt không tốt

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng làm bé giảm hứng thú với bữa ăn. Sự thật là những thói quen không tốt này lại thường do bố mẹ vô tình tạo ra hoặc do bé bắt chước từ chính các phụ huynh, ví dụ:

  • Ăn vặt hoặc uống nhiều nước trước và trong khi ăn bữa chính
  • Xem điện thoại, tivi khi ăn
  • Bữa ăn tùy hứng, không theo giờ cố định
  • Nuông chiều theo sở thích của bé, chỉ cho trẻ ăn những món chúng yêu thích,...

Yếu tố bệnh lý

Vấn đề bệnh lý cũng là một trở ngại lớn khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân, các trạng thái bệnh lý gây ra chứng rối loạn dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:

  • Bệnh về đường tiêu hóa: Trước tiên, khi mắc các vấn đề về răng miệng như áp xe lợi, nấm lưỡi, viêm họng, viêm amidan,...trẻ cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình nhai, nuốt. Ngoài ra, một số bệnh về đường ruột, đau bụng, tiêu chảy, táo bón cũng được xem là một trong những nguyên nhân bệnh lý gây ra biếng ăn ở trẻ nhỏ.
  • Nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa đầy đủ và dễ nhiễm phải các loại vi khuẩn, virut cũng như các ký sinh trùng gây hại. Phổ biến là các loại trùng hô hấp, khuẩn đường ruột hay giun sán. Điều này làm cho lượng vitamin, khoáng chất trong cơ thể giảm mạnh, khiến trẻ ốm yếu, còi cọc và biếng ăn.

Táo bón, tiêu chảy và vấn đề đường ruột làm quá trình hấp thụ dinh dưỡng kém hiệu quả

Trẻ mắc vấn đề về tâm sinh lý

Trẻ nhỏ khi phát triển đến một giai đoạn nhất định cũng sẽ có ít nhiều thay đổi về tâm sinh lý, dẫn đến chứng chán ăn, biếng ăn sinh lý.

  • Tâm lý lo sợ: Nỗi sợ hãi, căng thẳng do bị ép ăn, quát mắng từ cha mẹ sẽ khiến bữa ăn trở thành cuộc chiến, dễ khiến bé chán ăn, biếng ăn và thậm chí là ám ảnh.
  • Sinh lý thay đổi: Ở giai đoạn tập lật, tập đi và bắt đầu mọc răng, sinh lý của bé cũng bắt đầu có những biến đổi kéo theo nhiều vấn đề, trong đó có chứng biếng ăn. Tuy nhiên, đây cũng được xem là hiện tượng khá bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng mà vô tình tạo ra các áp lực tâm lý cho bé.

Tâm lý sợ hãi dễ gây ra chứng biếng ăn, sợ ăn ở trẻ nhỏ

Hậu quả khôn lường khi trẻ biếng ăn kéo dài

Biếng ăn ở trẻ tuy là một bệnh lý phổ biến nhưng cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

Gây rối loạn tăng trưởng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng biếng ăn kéo dài khiến việc hấp thụ các vi dưỡng chất cần thiết cho cơ thể ở trẻ nhỏ không đầy đủ. Chính vì thế mà cũng gây ra vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng, trẻ phát triển không toàn diện, còi xương, chậm lớn hơn bạn bè đồng trang lứa.

Ảnh hưởng đến phát triển trí não

Theo nhiều nghiên cứu, việc thiếu hụt dinh dưỡng kéo theo nguy cơ thiếu các dưỡng chất quan trọng như DHA, Omega 3, 6, 9, các loại sắt, kẽm, protein,...có thể gây ra các vấn đề về não bộ của trẻ nhỏ. Thực tế cho thấy, trẻ biếng ăn kéo dài thường gặp tình trạng chậm phát triển trí não, trí tuệ kém.

Suy giảm hệ miễn dịch

Khả năng nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút gây hại ở trẻ nhỏ biếng ăn có tỷ lệ cao hơn so với trẻ bình thường. Tình trạng biếng ăn diễn ra liên tục, cùng với sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ bào mòn các khoáng chất có trong cơ thể, làm suy giảm mạnh mẽ hệ miễn dịch.

Biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển trí não của bé

Làm thế nào để khắc phục chứng biếng ăn ở bé nhanh chóng?

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Biếng ăn liên tục gây ra không ít những hệ lụy nguy hiểm, vì vậy bố mẹ cần chú ý quan sát để đưa ra các cách khắc phục hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hiệu quả

Mẹ thường phân vân nên làm gì khi trẻ biếng ăn thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp được xem là giải pháp cần thiết và quan trọng nhất.

  • Cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu

Yếu tố quan trọng của một chế độ ăn uống hiệu quả là việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nên lưu ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, các vitamin, khoáng chất trong bữa ăn.

  •  Đa dạng các cách chế biến

Ngoài ra, để giúp bé tăng cảm giác hứng thú và thèm ăn thì cách chế biến thực phẩm cũng đóng vai trò khá quan trọng. Bố mẹ nên thay đổi các phương pháp chế biến, tạo hình đẹp mắt để bữa ăn trở nên nhẹ nhàng và thu hút.

  • Sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD để cải thiện chứng biếng ăn

Với bảng thành phần bao gồm khuẩn Bacillus subtilis và các thành phần khác có lợi cho hệ tiêu hóa như Inulin, FOS, Hoài Sơn, Bạch Truật, Sơn Tra, thực phẩm bảo vệ sức khỏe - cốm vi sinh BEBUGOLD là lựa chọn phù hợp cho trẻ biếng ăn chậm lớn. Sản phẩm giúp bổ sung các loại vitamin, vi chất cần thiết; hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon và giảm các biểu hiện do loạn khuẩn đường ruột gây ra.

BEBUGOLD kích thích sự thèm ăn cho trẻ

icon - dat mua hang.jpg

Loại bỏ các thói quen sinh hoạt không tốt

Như đã đề cập, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng dễ gây ra chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, bố mẹ nên chú ý và sớm loại bỏ kịp thời những thói quen này. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng và duy trì một số thói quen tốt để gia tăng sự thèm ăn, cải thiện tiêu hóa và để bé có thể phát triển một cách toàn diện như: Không ăn vặt trước bữa ăn, thiết lập thói quen vận động và giờ ăn cố định.

>>> XEM THÊM: TOP 5 cách chữa trẻ biếng ăn độ tuổi từ 1-6 cha mẹ nào cũng cần phải nhớ

 

Như vậy, tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài do nhiều nguyên nhân và cũng gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Hy vọng với những thông tin ở trên, bố mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về chứng biếng ăn và giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại số điện thoại để nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

 

Tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9794-anorexia-nervosa

https://www.webmd.com/mental-health/eating-disorders/anorexia-nervosa/features/when-your-child-is-anorexic

https://www.webmd.com/mental-health/eating-disorders/anorexia-nervosa/news/19991201/therapy-family-best-anorexic-girls