Vai trò của Vi chất dinh dưỡng với cơ thể

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, bao gồm khoảng 40 loại vitamin và khoáng chất. Các vi chất dinh dưỡng được quan tâm nhiều nhất hiện nay là Sắt, vitamin A và Iốt, ngoài ra còn có Acid folic, Kẽm.

Những nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng an toàn qua thực phẩm

Thiếu vi chất dinh dưỡng gây ra hậu quả như thế nào? 

Trong cơ thể chúng ta, vai trò của vi chất dinh dưỡng rất quan trọng bởi chúng tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong.

Mặc dù nhu cầu chỉ cần một lượng rất nhỏ có thể tính chỉ bằng mcg đến mg, nhưng khi thiếu lại gây nên những hậu quả nghiêm trọng. như còi xương (thiếu vitamin D, canxi), suy dinh dưỡng (thiếu kẽm), thiếu máu (thiếu sắt), bệnh về mắt (thiếu vitamin A), bướu cổ (thiếu i ốt), ….

Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: Sắt là thành phần của huyết sắc tố, tham gia vào quả trình vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Thiếu sắt gây thiếu máu. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em và phụ nữ khi có thai. Khi bị thiếu máu thường có biểu hiện da xanh, niêm mạc môi, lưỡi, mắt, nhợt nhạt. Trẻ thiếu máu kém hoạt bát, học kém, thiếu tập trung hay buồn ngủ. Khi bị thiếu máu nặng, trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn. Phụ nữ có thai khi bị thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh của mẹ và con.

Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt: vitamin A có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc. Khi thiếu trẻ chậm lớn, còi cọc, hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thiếu nặng đưa đến khô loét giác mạc, dẫn đến mù lòa. 

Suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm: Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym của cơ thể, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND và tổng hợp protein thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Ngoài ra, kẽm có vai trò quan trọng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, hình thành các tổ chức. Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Thiếu kẽm còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm dễ nổi cáu. 

Bệnh còi xương ở trẻ em chủ yếu là do thiếu vitamin D.

Còi xương do thiếu canxi và vitamin D: Trong cơ thể canxi có vị trí đặc biệt, 98% canxi nằm ở xương và răng, vì vậy canxi rất cần thiết đối với trẻ em có bộ xương đang phát triển. Thiếu canxi có thể dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở ngừời lớn. Bệnh còi xương ở trẻ em chủ yếu là do thiếu vitamin D. Khi thiếu sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Biểu hiện sớm của còi xương là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc, thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to, răng mọc chậm, lồng ngực dô, chậm biết ngồi, biết đi, biến dạng xương (chân vòng kiềng, chữ bát). Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ). Các thực phẩm có nhiều canxi: tôm, tép, cua, cá, sữa, phomai, rau dền, rau mồng tơi… vitamin D có nhiều trong  dầu gan cá, cá biển, gan, trứng gà.

Làm thế nào để phòng ngừa thiếu Vi chất dinh dưỡng?                                     

Mỗi gia đình hãy chủ động phòng thiếu vi chất dinh dưỡng như sau:

  • Ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày.
  • Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý.
  • Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, thêm mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D. Bên cạnh đó các khảo sát cho thấy đa số trẻ không thể nhận đủ lượng vitamin D qua chế độ ăn hàng ngày, do đó mẹ nên bổ sung vitamin D3 qua các sản phẩm bổ sung. Hiện nay đã có sản phẩm D3 Bebugold kết hợp Vitamin D3 với lợi khuẩn để con có thể hấp thu D3, chuyển hóa canxi vào xương tối ưu nhất.

bbg-hop.png

Sử dụng D3 BebuGold - đề kháng khỏe, trẻ mau lớn giúp tăng khả năng hấp thu vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

  • Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều vitamin A.
  • Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.
  • Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt và axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
  • Ngày 1-2 tháng 6, hãy cho trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã.

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với con người. Hãy có một chế độ ăn đa dạng, bổ sung thực phẩm chức năng như vitamin D3 nếu cần thiết và duy trì lối sống lành mạnh để tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.