Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, còn non yếu nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa “hỏi thăm” với hàng loạt các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, biếng ăn, táo bón, tiêu chảy,... Những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa sẽ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng và trở thành nguyên nhân trực tiếp cản trở quá trình phát triển về thể chất, trí tuệ. Hay một số trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do rối loạn tiêu hóa, bị mất nước nhiều nếu không biết cách xử trí kịp thời sẽ dẫn đến trụy mạch và tử vong. Vậy làm thế nào để ngăn chặn và khắc phục tình trạng này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như thế nào?

Cũng bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên bất kỳ thay đổi nào cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi và nhận biết sớm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa để kịp thời xử lý, tránh để tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp: 

Tiêu chảy 

Triệu chứng đầu tiên phải kể đến khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa đó là tiêu chảy. Biểu hiện là bé đi ngoài ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày. Khi tiêu chảy nhiều hay kéo dài trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới trụy mạch và tử vong. Bởi vậy, khi trẻ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa cha mẹ cần chú ý bù nước, điện giải, đồng thời đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xác định mức độ bệnh cũng như hướng khắc phục phù hợp.

Táo bón 

Táo bón cũng là triệu chứng hay gặp khi bị rối loạn tiêu hóa. Nếu bé đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần hoặc đi đại tiện khó khăn, phân khô, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi xuất hiện máu thì có nghĩa là trẻ đang bị táo bón. Khi bị rối loạn tiêu hóa cơ thể sẽ bị mất nước, rối loạn chất điện giải từ đó gây ra tình trạng táo bón. 

Hay nôn trớ

Nôn trớ hay trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn sau khi nuốt xuống dạ dày bị đẩy trở ngược lên trên. Có đến 2/3 trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời do đường tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện. Khi cấu trúc hệ tiêu hoá của trẻ dần hoàn thiện, tình trạng này sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu bình thường trẻ không có hiện tượng này mà đột nhiên nôn trớ nhiều hơn và kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón, chán ăn,... thì đó có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. 

Biếng ăn

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có biểu hiện biếng ăn, bỏ bữa do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu, tiêu hóa kém làm mất cảm giác ngon miệng, nên nhiều trẻ chỉ uống sữa và không chịu ăn cháo, cơm.

Đi ngoài phân sống 

Hiện tượng đi phân sống là tình trạng phân có lúc rắn, khi thì sền sệt hoặc nước riêng, phân riêng, trong phânlợn cợn chất nhầy hoặc thực phẩm chưa được tiêu hóa hết, phân có thể là màu vàng ngả sang xanh. 

Đầy bụng, khó tiêu 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, sờ thấy bụng căng to, ợ hơi liên tục, đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi.

Đau bụng 

Những cơn đau bụng có thể có hoặc không, mức độ cũng khác nhau ở mỗi trẻ. Thường gặp là các cơn đau nhẹ, lâm râm, cũng có thể quặn từng cơn, cảm giác nặng bụng, nóng rát. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Vị trí đau thường ở dưới bên tay trái, nhưng cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở khu vực nào nhất định. 

>>> XEM THÊM: nguyên nhân trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa TẠI ĐÂY

Tại sao trẻ nhỏ thường xuyên bị chứng biếng ăn, đau bụng, khó tiêu?

Nguyên nhân gây ra các vấn đề biếng ăn, suy dinh dưỡng, đau bụng, khó tiêu, táo bón, phân sống... ở trẻ em có rất nhiều, tuy nhiên có một số lý do được nhắc đến nhiều nhất đó là:

- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Điều này sẽ làm giảm bài tiết men tiêu hóa, khiến thức ăn không được phân hủy hoàn toàn, lưu lại đường ruột lâu và gây ra rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng khó tiêu, biếng ăn, đau bụng,... Ngược lại khi bị rối loạn tiêu hóa cũng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và khoáng chất dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng tạo thành vòng luẩn quẩn nếu không biết cách khắc phục sớm. 

- Loạn khuẩn đường ruột: Bình thường, trong đường ruột của chúng ta có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu tỷ lệ này được duy trì, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt, các quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường. Ngược lại, khi tỷ lệ trên bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn có dịp sinh sôi, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa. 

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, đảm bảo vệ sinh: Chế độ ăn uống của trẻ không được xây dựng hợp lý hoặc không đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột là rất cao. Khi thức ăn của trẻ không được đảm bảo an toàn vệ sinh hoặc thành phần có trong thức ăn, cách chế biến không phù hợp có thể khiến trẻ bị ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn, ói và đau bụng là rất dễ xảy ra.

- Môi trường sống không vệ sinh sạch sẽ: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Việc các đồ chơi mà bé tiếp xúc, đồ dùng sinh hoạt bị bám vi khuẩn hoặc không rửa tay cho trẻ sau khi đi vệ sinh chính là lý do khiến trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa. 

- Tâm lý không tốt: Khi trạng thái tâm lý không tốt, trẻ thường xuyên cảm thấy lo lắng hoặc áp lực thì các hoạt động tiêu hóa trong cơ thể của trẻ cũng bị rối loạn, dẫn đến giảm bài tiết các men tiêu hóa và enzyme cần thiết để phân hủy, hấp thu thức ăn, dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, phân sống.

- Sức đề kháng yếu: Trẻ em có sức đề kháng và hệ miễn dịch vô cùng yếu, đây chính là nguyên nhân khiến cho các vi khuẩn dễ dàng tấn công vào cơ thể trẻ và gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa. 

>>> XEM THÊM: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa liên miên vì sao? TẠI ĐÂY 

Điều trị triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như thế nào? 

Thông thường, những trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa được điều trị tại nhà, chỉ cần xác định đúng nguyên nhân và loại trừ nguyên nhân thì các triệu chứng sẽ được cải thiện. Với một số trường hợp nặng, các bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng như: 

- Thuốc chống nôn.

- Thuốc giảm co thắt.

- Thuốc nhuận tràng trị táo bón.

- Thuốc trị tiêu chảy.

- Thuốc điều trị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,... 

- Nếu rối loạn tiêu hóa do các thuốc kháng viêm không steroid hoặc aspirin thì ngừng các thuốc này thì các triệu chứng cũng mất dần.

- Loại bỏ yếu tố gây căng thẳng tinh thần, tạo cảm giác vui vẻ thoải mái cho trẻ cũng giúp cải thiện các triệu chứng. 

- Các trường hợp do bệnh đường tiêu hóa gây ra, cần giải quyết căn nguyên, chẳng hạn như điều trị viêm loét dạ dày, viêm thực quản hay sỏi mật.

Căn cứ vào tình trạng bệnh và nguyên nhân các bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:

- Nếu trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, nên cho bé ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, làm quen dần với từng loại thực phẩm,…

- Ban đầu, nên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: Gạo tẻ trắng, thịt lườn gà, thịt thăn lợn, cà rốt, khoai tây,…

- Tránh thực phẩm làm trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn như: Các loại đậu, bắp cải, giá đỗ…; Trái cây có bột như lê, đào, mận. 

- Bổ sung thêm nước và chất điện giải cho trẻ nếu bị tiêu chảy nhiều.

- Đồng thời, cần tăng cường chất xơ từ các loại rau củ quả trong chế độ ăn hàng ngày của bé, kết hợp massage bụng, vận động cũng là cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

- Bổ sung lợi khuẩn và các vi chất cần thiết cho cơ thể giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa và ngăn chặn sự thiếu hụt dinh dưỡng. 

>>> XEM THÊM: Cách điều trị rối loạn tiêu hóa TẠI ĐÂY 

Cốm vi sinh BEBUGOLD – giải pháp toàn diện giúp khắc phục chứng biếng ăn, đau bụng, khó tiêu, táo bón cho trẻ an toàn, hiệu quả

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, lười vận động, hệ tiêu hóa vốn đang hoạt động kém càng khó tiêu hóa thức ăn hơn, dưỡng chất được cơ thể hấp thu ít hơn. Ngoài ra, bệnh còn làm mất vị giác, làm trẻ ăn không ngon miệng, dẫn đến biếng ăn, cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng lâu ngày sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, khiến việc ăn uống càng khó khăn hơn. Lúc này, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa trở lại, rơi vào vòng bệnh lý luẩn quẩn.

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để làm giảm triệu chứng, ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng của rối loạn tiêu hóa thì chúng ta cần bổ sung lợi khuẩn, vi chất dinh dưỡng thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa nói riêng và sức khỏe toàn trạng nói chung. Và sản phẩm có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Kết hợp với nhiều thành phần khác như: 

- Inulin: là một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy nhiều nhất trong rễ cây rau diếp xoăn. Rau diếp xoăn có phần thân lá bên trên được dùng làm rau ăn rất ngon, phần rễ củ bên dưới được nghiên cứu và chiết xuất ra hoạt chất inulin. Hoạt chất này đã được chứng minh là chất xơ ăn kiêng có tác dụng kích thích chức năng dạ dày – ruột, hoạt động như một prebiotic, giúp ngăn ngừa và khắc phục chứng táo bón. Ngoài ra, trong y học Ấn Độ, rễ của rau diếp xoăn được dùng để chữa khó tiêu, đầy bụng chữa bệnh gan mật, sốt.

- Fructose oligosaccharide (FOS) thường được dùng để điều trị táo bón, ngăn ngừa tiêu chảy và cũng có tác dụng như prebiotic – giúp tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột. 

- Các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bài tiết đủ men tiêu hóa thức ăn, giúp ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. 

- Đặc biệt, sản phẩm còn chứa cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ. Trong các thảo dược này có chứa các vi chất như: Vitamin A, vitamin C,... cung cấp nguồn vi chất tự nhiên cho cơ thể. Thứ hai, các thảo dược này giúp kích thích sản xuất men tiêu hóa, giúp giải quyết ngay tình trạng khó tiêu đầy bụng, giúp trẻ có cảm thèm ăn, tăng hấp thu dưỡng chất. Thứ ba, các vị dược liệu này đóng vai trò như prebiotic, có chứa chất xơ tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển, sản sinh men vi sinh giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ đó cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng hiệu quả, an toàn. 

Với các thành phần này, công thức BEBUGOLD vừa giúp bổ sung trực tiếp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp cung cấp lợi khuẩn và môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Việc phối hợp bổ sung lợi khuẩn, vi chất dinh dưỡng và các thảo dược quý trong cốm vi sinh BEBUGOLD sẽ hiệp đồng tác dụng giải quyết ngay lập tức các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,... Đồng thời về lâu dài sẽ giúp bảo vệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất và sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Dùng cho trẻ 1 tuổi trở lên. 

Lời khuyên của chuyên gia 

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì? Hãy cùng lắng nghe chuyên gia Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau: 

Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa là như thế nào? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau: 

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Trần Thanh Tú giải đáp: "Trẻ biếng ăn có nên dùng cốm vi sinh BEBUGOLD không?" TẠI ĐÂY

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về cách khắc phục các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa ở trẻ, từ đó có biện pháp xử trí, phòng ngừa an toàn và hiệu quả! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dinh dưỡng hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, mời bạn vui lòng liên hệ Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh