Rất nhiều cha mẹ thắc mắc rằng, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì thì tốt? Để giúp bạn có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bạn cần biết về suy dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc để cải thiện tình trạng này hiệu quả, an toàn nhất!

Nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ bằng chỉ số khối cơ thể (BMI)

Suy dinh dưỡng là một thuật ngữ để chỉ những người ăn uống kém, không đủ cân nặng, chiều cao và sức khỏe so với chuẩn. Suy dinh dưỡng xảy ra khi một người tiêu thụ ít năng lượng hơn mức cần thiết trong một khoảng thời gian dài. Nguyên nhân có thể do tiêu thụ quá mức chất dinh dưỡng hoặc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Và để xác định chính xác một người có bị suy dinh dưỡng hay không, người ta sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cách chia trọng lượng cơ thể tính bằng kilogam cho chiều cao cơ thể (tính bằng mét) bình phương. Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 trở xuống được coi là suy dinh dưỡng.

>>> XEM THÊM: Suy dinh dưỡng là gì TẠI ĐÂY 

Hậu quả nặng nề của suy dinh dưỡng trẻ em đối với sức khỏe là gì? 

Hậu quả đầu tiên và rõ rệt nhất khi trẻ bị suy dinh dưỡng đó là mệt mỏi, thờ ơ với mọi chuyện xung quanh, yếu đuối, vóc dáng nhỏ hơn các bạn cùng trang lứa. Chưa dừng lại ở đó, một số trẻ bị suy dinh dưỡng còn có biểu hiện chậm phát triển tinh thần, giảm khối lượng cơ bắp cũng như chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra còn có suy dinh dưỡng nặng thể Marasmus hay còn gọi là suy dinh dưỡng thể teo đét xảy ra ở trẻ em không ăn đủ protein, calo, carbohydrate và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Người bị suy dinh dưỡng thể này có cân nặng nhỏ hơn so với trẻ bình thường đến 60% cân nặng, cơ thể trẻ hốc hác, như da bọc xương, mông teo, bụng chướng, thấp còi, ốm yếu, tứ chi khẳng khiu, vẻ mặt già nua do phần lớp mỡ dưới các vùng da ở má, bụng, tay chân đều bị mất đi. Kwashiorkor cũng là một loại suy dinh dưỡng nặng nhưng thường gặp ở những nước có nạn đói hoặc thiếu lương thực. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mọi hệ thống trong cơ thể, làm trầm trọng hơn các bệnh lý mạn tính, dễ gặp phải biến chứng. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.  

>>> XEM THÊM: 5 nguyên tắc chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng TẠI ĐÂY 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? 

Nếu ai đã từng có con nhỏ mới thấy rằng, chăm sóc trẻ em không hề đơn giản chút nào và đối với trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng khó gấp bội. Để có thể cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ cần kiên trì, tỉ mỉ trong từng khâu khi chế biến thức ăn, bởi chế độ ăn uống có vai trò quyết định đến khả năng hồi phục sức khỏe của bé. Vậy trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Hay trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây: 

- Protein 

Trẻ em suy dinh dưỡng cần được bổ sung lượng protein trong chế độ ăn hàng ngày nhiều hơn so với bình thường. Bởi vậy, bạn nên bổ sung các chế phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu protein khác như thịt, cá, tôm, cua, lúa mì, lạc, vừng, đỗ, trứng,... Cụ thể như sau: 

+ Trẻ 1 - 3 tuổi cần ít nhất 13g protein/ngày.

+ Trẻ 4 - 8 tuổi thì lượng protein là 19g/ngày.

+ Trẻ 9 -13 tuổi cần 34g protein/ngày.

- Canxi và vitamin D

Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần có canxi và vitamin D để giúp cho sự phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh. Và đối với trẻ bị suy dinh dưỡng điều này còn quan trọng hơn, bởi đa số chúng đều có biểu hiện thấp còi, nhẹ cân. Vitamin D là chất xúc tác để cơ thể có thể hấp thu canxi một cách tốt nhất. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, cá, dầu cá, ngũ cốc, đậu phụ, nấm…

- Calo

Để trẻ phát triển một cách toàn diện, cơ thể đạt trọng lượng chuẩn, khỏe mạnh, bạn nên chọn những thực phẩm giàu calo và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm giàu calo bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày đó là các loại hạt óc chó, hạnh nhân, đậu phộng…; pho mát; sữa; bơ và trái cây khô.

- Kẽm và selen

Kẽm và selen là 2 yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với trẻ bị suy dinh dưỡng. Mỗi khoáng chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, kẽm tham gia vào quá trình phát triển chiều cao và cân nặng. Selen có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của trẻ. Bởi vậy, muốn trẻ phát triển toàn diện và khắc phục sớm tình trạng suy dinh dưỡng cha mẹ cần có biện pháp cung cấp đầy đủ 2 khoáng chất này cho cơ thể. Những thực phẩm giàu kẽm, selen mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ đó là các loại hải sản, cá biển, nấm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt,...

- Rau xanh và trái cây tươi

Rau xanh và trái cây tươi cũng là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của trẻ suy dinh dưỡng, bởi trong chúng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên cho cơ thể. Mỗi loại sẽ cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất khác nhau, bởi vậy bạn nên cho trẻ ăn đa dạng các loại rau và trái cây tươi để hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. 

>>> XEM THÊM: Tại sao trẻ còi xương suy dinh dưỡng TẠI ĐÂY 

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng như thế nào? 

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng như thế nào cần ăn cứ vào độ tuổi, mức độ và nguyên nhân do đâu? Từ đó mới có thể đưa ra cách lựa chọn thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cha mẹ cần biết:

- Tăng số lượng bữa ăn: Thay vì 3 bữa, hãy tăng lên 5 – 6 bữa ăn mỗi ngày. Ngoài 3 bữa chính nên có thêm các bữa phụ: Sữa chua, bánh mì kèm bơ đậu phộng,... 

 - Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn.

- Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ thì cần cho trẻ ăn thêm 4 bữa/ ngày. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 3 tuổi suy dinh dưỡng là 4-5 bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi là 5-6 bữa/ngày. 

- Chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn 1 ít nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng nhiều hơn trẻ bình thường.

- Mỗi bữa ăn của trẻ đều có đủ các thành phần tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ví dụ như: Gạo để nấu cháo hoặc cơm, mỡ hoặc dầu, thịt cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh,... 

- Cách chế biến phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ cảm thấy ngon miệng. 

- Có thể cho bé ăn thêm hoa quả chín, nhưng không cho uống nước trái cây trước bữa ăn vì có ít chất xơ, ít năng lượng chỉ có vitamin và đường nên sẽ làm trẻ có cảm giác no, đầy bụng, không muốn ăn vào bữa chính.

- Thay đổi món ăn hàng ngày, trang trí đẹp mắt, chế biến phù hợp khẩu vị của bé, tạo cảm giác ngon miệng, khiến trẻ hứng thú với bữa ăn hơn. 

Món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 

"Bé suy dinh dưỡng nên ăn gì?" là điều khiến nhiều cha mẹ đau đầu nghĩ món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng mỗi ngày. Để giúp cha mẹ rút ngắn thời gian lên thực đơn các món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài món sau:

- Cháo tim heo: Trong tim heo có chứa nhiều nguồn năng lượng, bên cạnh đó là chất đạm, chất béo cùng một số khoáng chất khác. Bạn có thể nấu cháo tim heo cùng với mướp hoặc hoặc một số loại củ để bổ sung thêm chất xơ, tinh bột cho bé.

- Cháo đậu xanh, nấm, trứng: Trứng gà được biết là nguồn cung cấp protein dồi dào cho trẻ em và cả người lớn. Đậu xanh và nấm cũng giúp bổ sung chất xơ, tinh bột cho trẻ. 

- Cháo cá lóc cà rốt: Cà rốt là loại củ chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A tốt cho não bộ và mắt. Cá lóc chứa nhiều năng lượng, chất đạm, canxi, chất béo tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 

- Giò heo hầm hạt sen: Đây là món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng được nhiều người tin tưởng áp dụng, giúp bồi bổ cơ thể hay những ai vừa mới ốm dậy. Bạn làm sạch giò heo đem hầm với cà rốt, hạt sen cùng với gia vị vừa đủ. 

>>> XEM THÊM: Bé 4 tuổi nặng 13kg có phải bị suy dinh dưỡng không?

Thuốc bổ cho trẻ suy dinh dưỡng nên dùng loại nào? 

Nên sử dụng loại thuốc bổ cho trẻ suy dinh dưỡng nào để cải thiện nhanh chóng được rất nhiều cha mẹ "săn lùng". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng các loại thuốc bổ cho trẻ suy dinh dưỡng cần phải được theo dõi và được chỉ định của bác sĩ. Bởi hiện có rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ có chứa các thành phần là thuốc tây y. Các thuốc này không có tác dụng chữa suy dinh dưỡng mà chỉ thường được dùng để điều trị các bệnh lý khác nhưng có tác dụng phụ là tích nước trong cơn thể khiến trẻ tăng cân, bụ bẫm hơn. Nếu dùng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các nguy cơ như xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, còi xương, ảnh hưởng đến thận,... Vì vậy, cha mẹ cần thận trọng khi lựa chọn thuốc bổ cho trẻ suy dinh dưỡng, để tránh "tiền mất tật mang". 

Thay vì tìm kiếm các loại thuốc bổ cho bé suy dinh dưỡng hay những đơn thuốc cho trẻ suy dinh dưỡng chưa được kiểm chứng hiệu quả, cha mẹ hãy lựa chọn biện pháp làm tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa bằng cách bổ sung lợi khuẩn, vi chất dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh giúp hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng, cải thiện và ngăn ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả mà không lo tác dụng phụ. 

>>> XEM THÊM: Mách mẹ cách giúp trẻ suy dinh dưỡng nặng tăng cân nhanh 

 Bổ sung lợi khuẩn và các vi chất dinh dưỡng – Cách phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả hiện nay

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, giới chuyên gia đã nghiên cứu và tìm được cách tổng hợp các vi chất dinh dưỡng từ thức ăn kết hợp với lợi khuẩn và thảo dược quý từ thiên nhiên, bào chế dưới dạng cốm tiện dùng giúp ngăn chặn suy dinh dưỡng ở trẻ em một cách hiệu quả nhất. Việc bổ sung đồng thời cả lợi khuẩn, môi trường cho lợi khuẩn phát triển, vi chất dinh dưỡng và các thảo dược quý để kích thích sản xuất men tiêu hóa cho trẻ bị suy dinh dưỡng đã đánh dấu bước đột phá của nền y học trong phòng và cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ em. Và sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Inulin và fructose oligosaccharide (FOS) có tác dụng trị táo bón, ngăn ngừa tiêu chảy và cũng có tác dụng như prebiotic – giúp tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột, tăng cường sức đề kháng. 

Đồng thời sản phẩm còn cung cấp các vi chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,… nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Và các thảo dược quý như cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra không những cung cấp vitamin và khoáng chất, mà còn có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích sản xuất men tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy, biếng ăn hiệu quả. Các dược liệu quý này cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vi chất tự nhiên dồi dào cho cơ thể. Dùng cho trẻ 1 tuổi trở lên. 

bebugold.webp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD

 Hầu hết các trường hợp sử dụng sẽ cho hiệu quả rõ rệt sau: 

- Sau khoảng 2 - 4 tuần sử dụng, tình trạng biếng ăn của con bắt đầu có chuyển biến, trẻ ăn ngon miệng, thèm ăn hơn. 

- Sử dụng từ 1 - 3 tháng sẽ thấy cân nặng của trẻ được cải thiện, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng hiệu quả.

- Duy trì từ 3 – 6 tháng thấy sức đề kháng của trẻ tăng, ít ốm vặt, hấp thu tốt, ăn ngon, tăng cân tốt. 

Đánh giá của chuyên gia 

Làm sao để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau: 

Cốm vi sinh BEBUGOLD có tác dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ không? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau: 

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Trần Thanh Tú giải đáp: "Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng dùng cốm vi sinh BEBUGOLD được không?" TẠI ĐÂY

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì, từ đó có biện pháp xử trí, phòng ngừa an toàn và hiệu quả! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn sinh lý, suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm vi sinh BEBUGOLD, mời bạn vui lòng liên hệ Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh