Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ có con nhỏ quan tâm, bởi bệnh có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê trên toàn cầu, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do suy dinh dưỡng chiếm tới 45%. Vậy nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì? Cách khắc phục như thế nào? Đọc ngay bài viết này để có đáp án cho riêng mình.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?

Hiện nay, tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại Việt Nam đã có xu hướng giảm, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Đây là kết quả của chế độ ăn uống nghèo nàn hoặc thiếu lương thực, thực phẩm nghiêm trọng khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ các năng lượng và vi chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các vấn đề sức khỏe của trẻ mà còn gây ra nhiều hệ lụy kéo dài cho các em trong tương lai.

Chưa hết, suy dinh dưỡng còn làm chậm quá trình phục hồi các vết thương, bệnh tật và nó có thể khiến các bệnh như sởi, viêm phổi, sốt rét, tiêu chảy chuyển biến xấu đi. Suy dinh dưỡng khiến sức đề kháng suy giảm, làm trẻ dễ mắc bệnh hơn. Trẻ suy dinh dưỡng sau này sẽ có dáng người thấp bé, nhẹ cân hơn bình thường.

Hiện tượng suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ

Hiện tượng suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ

Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là bệnh có khá nhiều triệu chứng điển hình, chỉ cần cha mẹ chú ý quan sát là có thể phát hiện ngay liệu con mình có đang thiếu dinh dưỡng hay không. Các biểu hiện bao gồm:

  • Mất cảm giác thèm ăn hoặc cảm giác thích thú trước thức ăn, đồ uống.
  • Hay cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh.
  • Giảm khả năng tập trung.
  • Luôn cảm thấy lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm bất thường.
  • Mất chất béo (mô mỡ), khối lượng cơ giảm.
  • Nguy cơ mắc bệnh cao hơn và thời gian phục hồi khi bị bệnh lâu hơn.
  • Vết thương lâu lành hơn so với thông thường.
  • Hay buồn bã, phiền muộn.
  • Nguy cơ bị biến chứng sau phẫu thuật.
  • Giảm ham muốn tình dục cũng như khả năng sinh sản.
  • Đối với các trường hợp suy dinh dưỡng nghiêm trọng:
  • Thở khó khăn.
  • Da mỏng, khô, không đàn hồi, nhợt nhạt và lạnh.
  • Má hốc hác, mắt trũng sâu vì không có mỡ ở dưới da.
  • Tóc trở nên khô, thưa thớt, rất dễ rụng.
  • Suy hô hấp, suy tim.
  • Thời gian đói và gây tử vong là trong vòng 8-12 tuần.

Nguyên nhân nào gây suy dinh dưỡng ở trẻ em?

Suy dinh dưỡng là kết quả của quá trình cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể do một số nguyên nhân từ điều kiện hay hoàn cảnh sống gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng thường gặp:

Thiếu ăn về số lượng hay chất lượng

Trẻ thường xuyên không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng của trẻ có thể do nhiều yếu tố khác nhau tác động. Trẻ sẽ thấy ăn không ngon miệng hoặc không muốn ăn sau khi bị bệnh, việc này kéo dài khiến cơ thể không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ chế độ ăn hàng ngày dẫn tới suy dinh dưỡng.

Các vấn đề sức khỏe tinh thần

Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, tự kỷ... thường có biểu hiện chán ăn hoặc ăn vô độ nhưng không cân bằng cũng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Một số trẻ tự kỷ còn có biểu hiện hay nôn trớ, không ăn những thức ăn chưa được băm nhỏ, chỉ thích ăn một số món nhất định,... Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho trẻ mắc suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Sức khỏe tâm thần không ổn định có thể là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Sức khỏe tâm thần không ổn định có thể là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Bệnh lý về hệ tiêu hóa

Một số trẻ ăn đúng cách, nhưng cơ thể lại không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ví dụ như trẻ bị bệnh Celiac khiến cơ thể không thể dung nạp gluten. Trẻ bị bệnh Celiac khi ăn thức ăn có chứa gluten, hệ thống miễn dịch của bé sẽ tấn công các tế bào lành cơ thể, gây tổn thương những mô lót trong ruột non, khiến ruột non không thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng trong thời gian dài, không bài tiết đủ men tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng mặc dù chế độ ăn vẫn đầy đủ.

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Thiếu hụt vitamin, khoáng chất như: vitamin nhóm B, magie, canxi kẽm, taurine, L-Lysine,... gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ bài tiết làm giảm sản xuất men tiêu hóa nội sinh. Đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở cả người lớn và trẻ em.

Trẻ thiếu sữa mẹ

Các chuyên gia đã chứng minh rằng, việc không uống sữa mẹ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một vài mẹ vì lý do khác nhau mà không thể cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc không muốn cho trẻ ăn sữa mẹ. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm vì bên cạnh việc cung cấp chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra.

Trẻ bị thiếu sữa mẹ dễ bị suy giảm miễn dịch cũng như cũng như nguy cơ suy dinh dưỡng

Trẻ bị thiếu sữa mẹ dễ bị suy giảm miễn dịch cũng như cũng như nguy cơ suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần phải làm sao?

Muốn trả lời được thắc mắc: "trẻ suy dinh dưỡng phải làm sao?" cha mẹ cần xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân và mức độ suy dinh dưỡng từ đó mới lựa chọn biện pháp xử trí phù hợp. Điều trị suy dinh thường bao gồm:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng còn thiếu.
  • Kiểm soát triệu chứng do bệnh gây ra.
  • Cải thiện các bệnh lý nguyên nhân gây bệnh.

Thông thường, việc điều trị suy dinh dưỡng chủ yếu xoay quanh việc cải thiện chất lượng bữa ăn. Người bị suy dinh dưỡng nặng hoặc những người không có khả năng ăn, uống sẽ nhận được hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo. Người bệnh sẽ được theo dõi tiến trình điều trị chặt chẽ, thường xuyên để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đảm bảo cung cấp đủ lượng carbohydrate, protein, chất béo cũng như các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bên cạnh bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua các món ăn, bạn có thể bổ sung vi chất từ thực phẩm chức năng và sữa dinh dưỡng. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cha mẹ cần biết:

  • Thay vì “nhồi nhét” bắt trẻ ăn một lượng lớn thức ăn thì bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn thêm các bữa phụ theo nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Trẻ 1-2 tuổi vẫn đang bú mẹ thì ăn khoảng 4 bữa/ngày. Các bé từ 3-5 tuổi cần ăn 5-6 bữa/ ngày.
  • Đảm bảo mỗi bữa ăn của đều đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột (gạo, mì, khoai, bắp); chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…); chất béo (dầu, mỡ); vitamin và khoáng chất (các loại rau xanh, trái cây tươi...).
  • Cách chế biến món ăn đa dạng, hợp khẩu vị, đổi món mỗi ngày, trang trí với màu sắc phong phú, hấp dẫn để kích thích sự tò mò, tạo cảm giác thèm ăn, thích thú, ngon lạ cho trẻ.
  • Thức ăn chế biến phải phù hợp với độ tuổi, không cho trẻ ăn cơm sớm. Chỉ nên cho trẻ tập ăn cơm khi trẻ đã đủ 24 tháng.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, tránh thực phẩm đã chế biến sẵn nhằm đảm bảo vệ sinh, dự phòng tiêu chảy hay ngộ độc thức ăn.

Chọn thực phẩm tươi ngon giúp nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ

Chọn thực phẩm tươi ngon giúp nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ

  • Luôn thêm một vài giọt dầu thực vật vào thức ăn để tăng thêm năng lượng cũng như giúp hấp thu hiệu quả các vitamin tan trong dầu.
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi, thức ăn nên ăn ngay khi vừa mới nấu. Không ăn thức ăn để qua đêm.
  • Vệ sinh môi trường sống, đồ chơi thường xuyên: Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh ô nhiễm sẽ làm trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, virus, mệt mỏi, ốm sốt, sức đề kháng suy giảm, biếng ăn.
  • Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh tay chân, thân thể hàng ngày để đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt nhất, tránh nhiễm các bệnh về giun sán, đường hô hấp, tiêu hóa khác...
  • Tâm lý: Luôn tạo không khí thoải mái, tươi vui để trẻ cảm thấy thoải mái, ăn ngon miệng hơn. Tuyệt đối không dọa nạt, quát mắng, thúc ép trẻ.
  • Khuyến khích trẻ vận động: Bé suy dinh dưỡng cơ thể sẽ yếu ớt, hay mệt mỏi, lười vận động, kém linh hoạt. Do đó, cha mẹ cần khuyến khích bé vận động nhiều hơn để giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả tăng cường miễn dịch, tăng cường đốt cháy năng lượng, kích thích cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi suy dinh dưỡng.

Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Lập kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em là điều cha mẹ cần làm càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu có biểu hiện biếng ăn, cân nặng và chiều cao không đạt chuẩn. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em cha mẹ cần biết:

  • Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào vào và năng lượng trẻ tiêu hao: Điều này giúp cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống cũng như làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động sẽ gây ra tình trạng thừa năng lượng, gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng, trẻ sẽ mệt mỏi, lười vận động, biếng ăn và dẫn đến bị suy dinh dưỡng.
  • Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng: Luôn đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất gồm tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Ví dụ một bữa ăn của trẻ, ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: các loại rau quả (cung cấp vitamin, chất xơ và chất khoáng); cung cấp chất đạm và chất béo như đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng và các món canh rau củ cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung, luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng.

>>> XEM THÊM: Top 10 loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mẹ nên chọn

  • Vệ sinh môi trường và cá nhân cho trẻ thường xuyên: Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, giúp phát triển tối đa về tầm vóc, kích thích tiêu hóa, làm cho bé có cảm giác đói, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời giúp con phát triển tầm vóc cũng như thể lực, trí tuệ

Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời giúp con phát triển tầm vóc cũng như thể lực, trí tuệ

  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé hàng tháng để phát hiện sớm dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng nhận ra nguy cơ để điều trị kịp thời.
  • Đối với tình trạng trẻ mắc các vấn đề về bệnh lý, cần điều trị bệnh dứt điểm.

Thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em sẽ giúp bạn ngăn chặn sớm nguy cơ suy dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện.

Ngăn ngừa suy dinh dưỡng từ sản phẩm thiên nhiên chứa lợi khuẩn

Suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ em, bao gồm tình trạng chậm phát triển, giảm tập trung, từ đó giảm học lực trong học tập. Ngay cả khi điều trị, bệnh vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần và các vấn đề tiêu hóa. Trong một số trường hợp, những hệ lụy này còn có thể theo trẻ suốt cuộc đời. Chính vì vậy, việc phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay. Thấu hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD. Đây là một trong số ít sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng điều hòa tỷ lệ lợi khuẩn - hại khuẩn trong đường ruột. Kết hợp với nhiều thành phần khác có thể kể đến như:

  • Inulin: Đây là một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy nhiều nhất trong rễ cây rau diếp xoăn. Phần rễ củ bên dưới của loại rau này được nghiên cứu và chiết xuất ra hoạt chất inulin. Hoạt chất này đã được chứng minh là chất xơ ăn kiêng có tác dụng kích thích chức năng dạ dày – ruột, hoạt động như một prebiotic, giúp ngăn ngừa và khắc phục chứng táo bón. Ngoài ra, trong y học Ấn Độ, rễ của rau diếp xoăn được dùng để chữa khó tiêu, chữa bệnh gan mật, sốt.
  • Fructose oligosaccharide (FOS) thường được dùng để điều trị táo bón, ngăn ngừa tiêu chảy và cũng có tác dụng như prebiotic – giúp tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột.
  • Các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất.
  • Cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy.

Bebugold - Đồng hành cùng bé yêu ngăn ngừa suy dinh dưỡng

Bebugold - Đồng hành cùng bé yêu ngăn ngừa suy dinh dưỡng

hang-động.gif

Với các thành phần này, công thức BEBUGOLD vừa giúp bổ sung trực tiếp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp cung cấp lợi khuẩn và môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Từ đó giúp bảo vệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, cải thiện tình trạng táo bón, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất và sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ, ngăn ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả, an toàn. Đồng thời sản phẩm còn giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích sản xuất men tiêu hóa nội sinh, giúp tạo cảm giác ngon miệng, thèm ăn tự nhiên. Đây là chế phẩm duy nhất trên thị trường vừa bổ trực tiếp vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa thiết lập hệ tiêu hóa khỏe mạnh để giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, lâu dài, ngăn chặn hiệu quả nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Hầu hết các trường hợp sử dụng sẽ cho hiệu quả rõ rệt sau:

  • Sau khoảng 2 - 4 tuần sử dụng, tình trạng biếng ăn của con bắt đầu có chuyển biến, trẻ ăn ngon miệng, thèm ăn hơn.
  • Sử dụng từ 1 - 3 tháng sẽ thấy cân nặng của trẻ được cải thiện, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng hiệu quả.
  • Duy trì từ 3 – 6 tháng thấy sức đề kháng của trẻ tăng, ít ốm vặt, hấp thu tốt, ăn ngon, tăng cân tốt.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, mời bạn vui lòng điền thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

Tham khảo:

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/Malnutrition
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/179316
  3. https://www.rung.vn/dict/en_vn/Malnutrition