Hiện nay, đưa trẻ đi khám dinh dưỡng vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Khi được hỏi về quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ thì nhiều bậc cha mẹ vẫn lắc đầu không rõ. Trong khi đó, họ lúc nào cũng kêu ca than phiền con mình lười ăn, còi cọc mà không biết phải làm sao. Vậy lợi ích của việc khám dinh dưỡng cho trẻ là gì? Khi nào nên đưa trẻ đi khám và quy trình khám ra sao? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu!

Khi nào cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng?

Khám dinh dưỡng là một quy trình kiểm tra dựa trên các kết quả cận lâm sàng hoặc lâm sàng để nhanh chóng phát hiện tình trạng trẻ đang gặp phải như: Suy dinh dưỡng hoặc dư thừa dinh dưỡng. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Cách thiết kế khẩu phần ăn, phương pháp chế biến món ăn phù hợp với lứa tuổi và thể trạng bệnh,...

Khi bé xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên cho bé đi khám dinh dưỡng ngay:

-   Chậm tăng cân hoặc sút cân.

-   Có những biểu hiện biếng ăn, lười ăn.

-   Răng mọc chậm, da xanh xao, yếu ớt.

-   Kém linh hoạt, phản xạ chậm chạp hơn so với các bạn.

-   Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, tiêu chảy hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng.

Tại sao nên đưa bé đi khám dinh dưỡng?

Trong 2 năm đầu đời là khoảng thời gian bé rất dễ bị suy dinh dưỡng. Việc phát hiện sớm suy dinh dưỡng ở trẻ và nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp cha mẹ tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng. Từ đó, trẻ cũng tăng trưởng, phát triển ổn định hơn.

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi

Cha mẹ cần lưu ý gì khi đưa con đi khám dinh dưỡng?

Đưa trẻ đi khám dinh dưỡng là công việc tiêu tốn khá nhiều thời gian của cha mẹ. Do vậy, để việc thăm khám được hiệu quả, trước khi đi, bạn cần lưu ý những điều sau:

Tình trạng cụ thể của trẻ

Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ sẽ có những vấn đề dinh dưỡng khác nhau. Do vậy, mẹ cần nắm bắt rõ về các triệu chứng bất thường của con trong khoảng thời gian gần nhất để bác sĩ có thể khoanh vùng, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xác định hướng xử trí thích hợp nhất.

Chế độ ăn và thói quen sinh hoạt của bé

Trước khi đi khám khoảng 1 tuần hoặc 1 tháng (nếu có thể), bạn nên ghi lại thực đơn bé ăn hàng ngày là gì, bao nhiêu bữa, khung giờ ăn chính xác, càng chi tiết càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi nhớ về khung giờ bé ăn, ngủ, chơi,... Điều này sẽ rất hữu ích để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp mà không làm xáo trộn quá nhiều trong cuộc sống của bé.

Ghi ra những điều bản thân đang thắc mắc

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng có rất nhiều điều muốn hỏi bác sĩ nhưng khi đi vào phòng khám lại quên sạch sẽ? Điều này không phải là hiếm gặp, đặc biệt đối với người mới sinh con, thần kinh còn chưa phục hồi lại bình thường, hay nói trước quên sau. Do vậy, nếu bạn có điều gì thắc mắc khi nuôi con, hãy ghi lại để hỏi lúc gặp bác sĩ.

Đưa trẻ đi khám định kỳ

Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ lại có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Do vậy, nếu có điều kiện, hãy cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh việc xác định con bạn có suy dinh dưỡng hay không, khám sức khỏe định kỳ còn nhanh chóng phát hiện ra các bệnh lý khác tiềm ẩn. Các mốc thời gian: 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 2 tuổi. Sau 2 tuổi thì 1 năm tái khám 1 lần.

>>> XEM THÊM: Những điều bạn cần biết về suy dinh dưỡng thể phù

Quy trình khám dinh dưỡng ở trẻ

Đối với trẻ nhỏ, quy trình khám dinh dưỡng khá đơn giản. Hầu hết các vấn đề đều được bác sĩ đặt ra để hỏi cha mẹ. Những thông tin cha mẹ cung cấp càng kỹ lưỡng thì bác sĩ càng dễ nắm bắt về tình trạng của con. Cụ thể, quy trình khám dinh dưỡng ở trẻ gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát

Bé được đo cân nặng, chiều cao, chỉ số vòng đầu, nhịp tim, huyết áp, kiểm tra tầm nhìn, mắt, khám răng, lắng nghe nhịp tim và phổi.

 

Bước 2: Thăm hỏi về thói quen hàng ngày của bé

Trong khi bé được kiểm tra tổng quát. Bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi cho mẹ như bé sinh được mấy kg, quá trình tăng trưởng, các bữa ăn, thái độ của con khi ăn, thói quen sinh hoạt hàng ngày,... Những câu hỏi chi tiết là thông tin để bác sĩ đánh giá tình trạng của bé chính xác hơn.

Bước 3: Khám vận động

Trẻ được tự do tham gia vào các bài test để kiểm tra khả năng vận động. Đây cũng là cách bác sĩ kiểm tra xem có phải trẻ vận động quá nhiều hay không.

Bước 4: Làm các xét nghiệm nếu cần thiết

Trong trường hợp trẻ giảm vận động, bác sĩ có thể sẽ đưa ra chỉ định làm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân cụ thể. Tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ có thể cho làm xét nghiệm hoặc không.

Bước 5: Đưa ra kết luận và lời khuyên

Sau khi đã khám và có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán về tình trạng của bé cũng như nguyên nhân cụ thể là gì. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hay cách chế biến,... để cải thiện tốt các vấn đề bé đang gặp phải.

Nói chung, việc đưa trẻ đi khám dinh dưỡng rất an toàn. Đây là biện pháp giúp cha mẹ bảo vệ trẻ khỏi những vấn đề về sức khỏe và các biến chứng có thể xảy ra do thiếu dinh dưỡng. Từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp kịp thời để cải thiện tình trạng này cho trẻ.

>>> XEM THÊM: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

BEBUGOLD – Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Một điều chắc chắn đó là các ông bố bà mẹ không nên để đến lúc con mình bị suy dinh dưỡng rồi mới đưa đi khám. Nếu nhận ra con mình bị sụt cân, bạn hãy tìm ra biện pháp khắc phục ngay. Hiện nay, rất nhiều người đã tin tưởng và sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD như giải pháp an toàn, hiệu quả giúp cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề đường tiêu hóa như: Đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, loạn khuẩn.

BEBUGOLD là sản phẩm cốm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thành phần chính của Bebugold là lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời hỗ trợ trẻ tiêu hóa thức ăn để tăng cường hấp thu trong trường hợp trẻ giảm tiết enzyme tiêu hóa. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của:

- Inulin (chất xơ hòa tan), có tác dụng kích thích chức năng dạ dày – ruột giúp ngăn ngừa và khắc phục chứng táo bón. 

- Fructose oligosaccharide (FOS) thường được dùng để điều trị táo bón, ngăn ngừa tiêu chảy. Inulin và FOS có tác dụng như prebiotic – giúp tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột, tăng khả năng hấp thu, ngăn ngừa suy dinh dưỡng. 

- Các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. 

- Cao bạch truật, hoài sơn, sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ, giúp kích thích sản xuất men tiêu hóa, khắc phục các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn. Những thảo dược này có chứa vitamin A, C, acid amin, protid, lipid và các khoáng chất như canxi, photpho, sắt, men maltase,... bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Với các thành phần trên, Bebugold không chỉ đem lại hiệu quả giúp bé ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt mà còn giúp bé bổ sung hàng loạt các dưỡng chất thiết yếu kịp thời. Đây là sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng trong cải thiện tình trạng biếng ăn và thiếu chất ở trẻ.

>>> Bạn Linh Linh chia sẻ:

“GÓC SỨC KHỎE

Vợ chồng anh họ mình sinh con gái đầu lòng. Là đứa cháu đầu trong nhà, trộm vía con bé lại xinh xắn đáng yêu nên cả nhà nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, đôi khi mình thấy nhà anh họ chiều bé quá đà nữa.

Được chăm kỹ nhưng con bé chẳng chịu lớn, tuy cứng cáp nhưng lại rất còi cọc. 3 tuổi rồi mà nhìn cứ như mười mấy tháng ấy. Chính vì thế nên nhiều người gặp cháu thì không giấu nổi ngạc nhiên: "3 tuổi mà bé vậy á?". Anh chị mình nghe thấy vậy là lại cáu, chăm con hết sức rồi nhưng con không lớn thì biết làm sao?

Mình đi làm xa nhà, vài tháng mới về nhà anh chị họ được 1 lần. Đợt hè mình về 1 lần, 3 tháng sau về bỗng thấy con bé con lớn phổng lên. Trước chỉ trắng trẻo cứng cáp, giờ lại còn bụ bẫm khỏe mạnh, mặt mày tươi tỉnh, cười đùa suốt. Mình lấy làm lạ nên hỏi anh chị bí quyết, anh chị bảo tình cờ trong một lần bế con đi mua thuốc đau bụng thì được dược sĩ giới thiệu cốm BEBUGOLD giúp bé ăn ngon, lại tăng cường sức đề kháng nên mua về dùng thử. Trộm vía vừa dùng được mấy hộp mà con bé ăn uống tốt hơn hẳn, cân nặng tăng nhanh. Sản phẩm từ tự nhiên nên không có tác dụng phụ, bởi vậy anh chị duy trì cho bé uống tới giờ. Nhìn con vui vẻ khỏe mạnh, anh chị yên tâm và tự hào lắm!”.

Chia sẻ của người dùng

Anh Hà Văn Tuân ở Hòa Bình cũng từng vất vả, khổ sở vì chứng biếng ăn của con suốt 3 năm ròng khiến bé thấp còi hơn các bạn đồng trang lứa. Cứ thấy cầm bát cơm là cu cậu lăn ra khóc, rồi nôn,... khiến vợ chồng anh cảm thấy vô cùng căng thẳng, bất lực. Nhưng chỉ sau 2 tháng sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD con đã biết đòi ăn, đến bữa không cần phải nhắc mà ăn “vèo” phát hết 2 bát cơm luôn. Xem thêm chia sẻ của anh Tuân trong video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ của chị Mai Ánh, Hà Nội TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Cốm vi sinh Bebugold có tác dụng như thế nào với trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa? Mời bạn lắng nghe chuyên gia Dương Xuân Nhương tư vấn trong video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Phụ huynh nên làm gì khi bé biếng ăn, chậm lớn? Chuyên gia Trần Thanh Tú tư vấn TẠI ĐÂY.

Việc sử dụng BEBUGOLD thường xuyên và có những hiểu biết nhất định về quy trình khám dinh dưỡng ở trẻ nhỏ giúp cha mẹ yên tâm hơn. Bất cứ vấn đề nào về dinh dưỡng xảy ra với con cũng sẽ được phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời. Bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa cũng chính là tạo điều kiện tốt nhất cho con phát triển khỏe mạnh.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ, tình trạng rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, mời bạn vui lòng liên hệ Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân