Chắc hẳn không ít lần sau khi ăn xong, dù không ăn nhiều nhưng bạn vẫn cảm thấy khó tiêu đầy bụng, bí bách. Đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, nó khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, cơ thể nặng nề, không thể hoạt động bình thường được. Vậy hiện tượng khó tiêu đầy bụng có nguyên nhân từ đâu? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!
Đầy bụng khó tiêu là tình trạng như thế nào?
Đầy bụng khó tiêu thường xảy ra sau bữa ăn, người mắc thường có cảm giác bụng đầy chướng, căng tròn như chứa nhiều hơi nhiều nước, óc ách khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra suốt cả ngày chứ không chỉ sau ăn và nếu kéo dài sẽ dẫn đến chán ăn, mất cảm giác ngon miệng,...
7 nguyên nhân gây khó tiêu đầy bụng ai cũng phải biết
Nguyên nhân gây khó tiêu đầy bụng có rất nhiều, việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả, an toàn.
1. Do rối loạn tiêu hóa
Rối loạn hoạt động của nhu động ống tiêu hóa khiến cho các bộ phận như: dạ dày, ruột lúc nào cũng chứa đầy thức ăn và không thể tiêu hóa hoàn toàn như bình thường được. Thức ăn khó tiêu hóa, ở lại trong dạ dày và ruột lâu làm cho bụng của bạn trở nên bí bách, khó chịu, chướng bụng.
2. Ăn uống không khoa học
Ăn uống không khoa học cũng là “lỗi” thường gặp của rất nhiều người trong xã hội hiện đại. Ví dụ như: Vừa ăn xong liền đi nằm và không vận động; trong khi ăn cũng ăn quá nhanh, ăn không nhai kỹ và nuốt vội, như vậy thức ăn không được nghiền nát vì thế mà cũng khó được tiêu hóa hơn, thức ăn bị ứ đọng lâu trong dạ dày, ruột, từ đó gây ra chứng đầy bụng khó tiêu. Vì vậy, dù có bận, có vội đến đâu bạn cũng nên ăn thật từ tốn, nhai thật kỹ để thức ăn được chuyển hóa một cách dễ dàng hơn.
3. Thực phẩm ăn hàng ngày
Nếu bạn ăn quá nhiều tinh bột khiến dạ dày của bạn không đủ chất men để chuyển hóa thì những thức ăn này cũng không thể tiêu hóa một cách dễ dàng được. Mặt khác, nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, dầu mỡ,… cũng khiến cho dạ dày của bạn bị “quá tải” dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Ăn nhiều rau và bổ sung thêm hoa quả, chất xơ hàng ngày là biện pháp tuyệt vời để dạ dày của bạn có thể điều hòa và tiêu hóa tốt hơn.
4. Mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Nếu bạn bị chướng bụng, khó tiêu sau khi ăn nhiều lần hoặc lặp đi lặp lại thường xuyên, điều này chứng tỏ bạn đã mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, viêm đại tràng co thắt, táo bón,… Khi đó, lời khuyên cho bạn là nên đến bệnh viện kiểm tra để bác sỹ có thể tư vấn phác đồ điều trị và chữa trị cho bạn càng sớm càng tốt, bởi đây có thể là dấu hiệu ban đầu của những bệnh lý nghiêm trọng của đường tiêu hóa.
5. Do rối loạn hấp thu
Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, khi cơ thể trẻ còn non yếu, đường ruột cũng yếu hơn rất nhiều so với người lớn, khiến cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Thức ăn bị ứ đọng lại gây ra hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và khiến trẻ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng,…
6. Rối loạn hệ thống vi khuẩn của đường tiêu hóa
Như đã biết, trong đường tiêu hóa của chúng ta luôn luôn có những lợi khuẩn và hại khuẩn. Bình thường, tỷ lệ hại khuẩn và lợi khuẩn trong cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng có khoảng 85% lợi khuẩn, 15% còn lại hại khuẩn. Các lợi khuẩn có vai trò giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Nhưng nếu không may, vì một lý do nào đó, trạng thái cân bằng này bị mất đi dẫn đến rối loạn hệ thống vi khuẩn của đường tiêu hóa, số lượng lợi khuẩn bị giảm sút sẽ khiến cho hệ tiêu hóa không thể hiệu quả được và gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.
7. Sử dụng thuốc tây y
Việc sử dụng các loại thuốc tây y như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc an thần,… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến cho lượng thức ăn mà bạn đưa vào không thể tiêu hóa hoàn toàn được. Vì vậy, khi thấy có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu kéo dài do sử dụng thuốc tây y, thì bạn cần đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn hướng xử trí phù hợp, giảm thiểu mức tối đa sự ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc đến bộ phận tiêu hóa.
>>> XEM THÊM: Khó tiêu đầy bụng có phải bệnh lý nguy hiểm không? TẠI ĐÂY
Đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?
Người bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì để làm cải thiện các triệu chứng này nhanh hơn. Dưới đây là những thực phẩm thường được sử dụng:
- Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ nghiền nát, không lên men, hạn chế gây ra các hiện tượng ứ hơi, tích hơi ở dạ dày.
- Ăn sữa chua: Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn có vai trò giống như các enzyme tiêu hóa giúp thúc đẩy quá trình nghiền nát và chuyển hóa chất dinh dưỡng của thức ăn trong dạ dày, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Nên thêm gừng, bạc hà, tỏi, tía tô khi chế biến món ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.
- Nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, thịt hầm,...
>>> XEM THÊM: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì để khỏi nhanh TẠI ĐÂY
Khắc phục và phòng ngừa chứng khó tiêu đầy bụng nhờ sản phẩm thảo dược
Nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu đầy bụng có rất nhiều, tuy nhiên, đa số các trường hợp đều có bản chất là do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bởi vậy, mục tiêu điều trị chứng khó tiêu đầy bụng chủ yếu là bổ sung lợi khuẩn, tạo sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó giúp cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu một cách hiệu quả. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên sử dụng các sản phẩm chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD, sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, cải thiện tình trạng khó tiêu đầy bụng hiệu quả hơn. Ngoài ra trong sản phẩm còn có chứa inulin - là một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy nhiều nhất trong rễ cây rau diếp xoăn. Rau diếp xoăn có phần thân lá bên trên được dùng làm rau ăn rất ngon, phần rễ củ bên dưới được nghiên cứu và chiết xuất ra hoạt chất inulin. Hoạt chất này đã được chứng minh là chất xơ ăn kiêng có tác dụng kích thích chức năng dạ dày – ruột và hoạt động như một prebiotic, giúp ngăn ngừa và khắc phục chứng táo bón. Ngoài ra, trong y học Ấn Độ, rễ của rau diếp xoăn được dùng để chữa khó tiêu, đầy bụng chữa bệnh gan mật, sốt. Fructose oligosaccharide (FOS) thường được dùng để điều trị táo bón, ngăn ngừa tiêu chảy và cũng có tác dụng như prebiotic – giúp tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột.
Chưa hết, sản phẩm còn cung cấp trực tiếp các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Phối hợp với các thảo dược quý như cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, sản xuất men tiêu hóa hoàn toàn thức ăn, giúp ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy.
Với các thành phần này, công thức BEBUGOLD vừa giúp bổ sung trực tiếp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp cung cấp lợi khuẩn và môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Từ đó giúp bảo vệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng hiệu quả, tăng cường hấp thu dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Đánh giá của chuyên gia
Bị khó tiêu nên ăn gì? Làm sao để hạn chế tình trạng này? Mời các bạn lắng nghe TS Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau:
Bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Mời các bạn lắng nghe TS Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau:
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn có hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu. Đồng thời có biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng hiệu quả, an toàn từ thiên nhiên!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, mời bạn vui lòng liên hệ Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân
*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh