Đau bụng khó tiêu là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý, bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này từ trẻ nhỏ đến người lớn. Triệu chứng này thường không nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng khó tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất!

Đau bụng khó tiêu là gì?

Đau bụng khó tiêu là hai triệu chứng thường đi kèm với nhau khi mắc các bệnh lý về tiêu hóa. 

Bụng là phần cơ thể nằm dưới xương sườn và trên vùng chậu, khi bạn bị đau ở vùng này thì được gọi là đau bụng. Đau bụng là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau như viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa,...

Chứng khó tiêu là cảm giác khó chịu hay đau ở phần phía trên của đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản hoặc tá tràng). Chứng khó tiêu bao gồm một nhóm các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng và thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý của hệ tiêu hóa.

>>> XEM THÊM: Đầy bụng khó tiêu có phải bệnh lý nguy hiểm không TẠI ĐÂY 

Nguyên nhân gây đau bụng khó tiêu là gì?

Đau bụng khó tiêu không chỉ là biểu hiện của các bệnh lý của đường tiêu hóa mà còn được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng khó tiêu thường gặp:  

1. Chế độ ăn uống không hợp lý 

Chế độ ăn uống “vô tội vạ” chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau bụng khó tiêu. Không ít người gặp phải hiện tượng này do sử dụng thực phẩm sống, tái như gỏi, nem chua, tiết canh, rau sống; hải sản; đồ uống có cồn;… Ngoài ra, trong các loại đồ ăn này còn chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn… nên rất dễ gây tiêu chảy, đầy bụng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Chế độ ăn quá nhiều chất đạm, tinh bột cũng có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn không bài tiết đủ men để tiêu hóa thức ăn và gây ra đau bụng, khó tiêu. 

Bên cạnh đó, việc ăn uống không đúng cách như: Nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, xem phim sẽ vô tình nuốt nhiều không khí vào bụng cũng có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Ăn quá no, không đúng giờ hoặc thường xuyên bỏ bữa hoặc vừa ăn xong đã đi nằm ngay, ăn nhiều đồ ăn vặt cũng khiến bụng của bạn có cảm giác ì ạch, khó chịu.

2. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh 

Chế độ sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, khó tiêu. Thói quen lười vận động, ngồi nhiều cũng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn và dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng. 

3. Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh 

Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn HP, lỵ amip gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột bị rối loạn, co bóp liên tục dẫn đến các triệu chứng như: Tiêu chảy nhiều lần, đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, chán ăn. Nhiều trường hợp còn có cảm giác nôn và buồn nôn, người mệt mỏi, cơ thể suy nhược…

4. Các bệnh lý của đường tiêu hóa 

Đau bụng khó tiêu cũng là biểu hiện thường gặp của các bệnh lý đường tiêu hóa như: Viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, đại tràng co thắt,… làm ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa thức ăn. Hay các bệnh lý về tuyến tụy, sỏi mật… dẫn đến suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Do đó, khi thấy triệu chứng đau bụng, khó tiêu kéo dài và mức độ ngày càng trầm trọng thì tốt nhất bạn nên đi khám để có phương án điều trị sớm nhất.

5. Do tâm lý 

Đau bụng khó tiêu do tâm lý có lẽ là khái niệm còn khá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, tình trạng căng thẳng, áp lực công việc, mất ngủ,… có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương – nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa, từ đó, ảnh hưởng đến nhu động ruột, giảm bài tiết men tiêu hóa thức ăn và gây ra chứng khó tiêu, ợ hơi, đau bụng,… 

6. Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc 

Đau bụng, khó tiêu cũng có thể xảy ra khi bạn đang hoặc sau khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh lý nào đó. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chúng không thể phân biệt đâu là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, nên khi kháng sinh được đưa vào cơ thể, chúng sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: Đi ngoài, đau bụng, khó tiêu… 

>>> XEM THÊM: Rối loạn tiêu hóa là gì TẠI ĐÂY 

Làm gì khi bị đau bụng, khó tiêu?

Khi bị đau bụng, khó tiêu bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

- Massage bụng

Massage là cách làm giảm các triệu chứng khi bị đau bụng, khó tiêu khá hiệu quả. Dùng bàn tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng. Có thể dùng dầu massage để tay không bị rít và lưu ý không nên massage ngay sau khi vừa ăn xong.

- Chườm nóng

Chườm nóng sẽ giúp làm giảm cảm giác đau, đầy hơi và chứng khó tiêu.

- Bổ sung lợi khuẩn

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng ở trẻ là tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Lợi khuẩn khi vào ruột sẽ ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn có hại, từ đó kích thích trẻ tiêu hóa thức ăn và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Cải thiện đau bụng khó tiêu an toàn, hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Đau bụng khó tiêu tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mắc nhưng lại làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, ảnh hưởng đến công việc và học tập. Do đó, cần phải có biện pháp điều trị dứt điểm, tránh để chúng chuyển biến thành mạn tính. Đa số nguyên nhân gây ra đau bụng khó tiêu là do hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, men tiêu hóa không được bài tiết đủ để tiêu hóa thức ăn. Lời khuyên thiết thực cho bạn là nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng và có thể giúp tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi đau bụng, đầy bụng, khó tiêu hiệu quả. Một trong những sản phẩm đang chiếm được lòng tin của đông đảo người sử dụng đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD. Sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kết hợp với inulin là một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật giúp kích thích chức năng dạ dày – ruột, fructose oligosaccharide (FOS) giúp tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển; phòng và hỗ trợ điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra. Vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,… bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa, giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên; giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất, cải thiện triệu chứng đau bụng, khó tiêu an toàn, hiệu quả. Cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy.

Đánh giá của chuyên gia 

Bị khó tiêu nên ăn gì? Làm sao để hạn chế tình trạng này? Mời các bạn lắng nghe TS Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau: 

Bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Hãy lắng nghe TS Dương Xuân Nhương phân tích qua video sau: 

Với sự kết hợp độc đáo các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên này, BEBUGOLD đã nhận được đánh giá cao của giới chuyên môn cũng như sự tin tưởng của nhiều người dùng. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên trên thị trường vừa giúp bổ sung trực tiếp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp cung cấp lợi khuẩn và môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Từ đó giúp bảo vệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất và sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết về chứng đau bụng khó tiêu cũng như biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, an toàn từ thiên nhiên!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng khó tiêu hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, mời bạn vui lòng liên hệ Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân