Tiêu chảy kéo dài là tình trạng đi ngoài phân lỏng diễn ra hơn 14 ngày mà không khỏi. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong số trẻ mắc bệnh tiêu chảy tại các nước đang phát triển, có tới khoảng 3-20% trường hợp tiêu chảy cấp chuyển thành mạn tính. Vậy cách xử trí và phòng tránh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em như thế nào?

Các biện pháp điều trị tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ và sự phát triển sau này. Vì vậy khi con bị tiêu chảy kéo dài, thì cha mẹ cần có những biện pháp phù hợp để xử trí nhanh chóng. Tiêu chảy kéo dài có thể được điều trị hiệu quả bằng các biện pháp sau:

Bù nước và điện giải

Khi bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể bé sẽ bị mất rất nhiều nước qua phân, cùng với đó điện giải cũng bị rối loạn. Do vậy việc bù nước và điện giải kịp thời và đầy đủ hết sức quan trọng. Mẹ nên tăng cường cho bé uống nước, và pha dung dịch oresol cho bé uống.

Bù nước và điện giải là biện pháp cần thực hiện ngay

Bù nước và điện giải là biện pháp cần thực hiện ngay

Điều trị bằng kháng sinh

Sau khi thăm được bác sĩ thăm khám, nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn thì sẽ xem xét cho sử dụng kháng sinh. Các loại kháng sinh điều trị tiêu chảy thường được chỉ định như: Metronidazol, Vancomycin, Quinolon,... Tuy nhiên có không ít trường hợp bé uống kháng sinh bị tiêu chảy. Do đó bố mẹ cần tuân thủ liều dùng, cách dùng, thời gian dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ.

Bổ sung các loại vitamin, nguyên tố vi lượng

Tiêu chảy khiến cơ thể mất đi một lượng đáng kể các loại vitamin cũng như các nguyên tố vi lượng. Do vậy, việc bổ sung vitamin và khoáng chất là điều rất cần thiết đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Mẹ có thể bổ sung vitamin và khoáng chất qua các loại thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng lập lại sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, tăng sức đề kháng cho và cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá. Từ đó giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn và cải thiện tình trạng tiêu chảy đáng kể.

Trên thị trường hiện nay, không khó có thể tìm mua các sản phẩm bổ sung men vi sinh nhưng có một sản phẩm được rất nhiều người tin tưởng sử dụng đó là cốm vi sinh Bebugold. 

Cốm vi sinh Bebugold có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều này đặc biệt cần thiết trong trường hợp tiêu chảy kéo dài. Đồng thời, chúng còn tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi khác phát triển, nhờ đó mà sức đề kháng được tăng cường và hấp thu dưỡng chất cũng tốt hơn.

Bên cạnh đó, Bebugold cũng có chứa các thành phần khác bao gồm khoáng chất (canxi, magie, kẽm), vitamin (B1, B2, B5, B6), chất xơ hòa tan Fructose Oligosaccharide, các vị dược liệu (hoài sơn, sơn tra),… Các thành phần này giúp bổ sung vi chất dinh dưỡng và kích thích sản xuất men tiêu hóa nội sinh.

Một nghiên cứu đã được thực hiện tại tỉnh Bắc Giang trên 2 nhóm trẻ độ tuổi 5 -10 tuổi, mỗi nhóm 50 em, trong đó 1 nhóm cho sử dụng cốm vi sinh Bebugold trong 60 ngày (2 gói/ngày) và 1 nhóm đối chứng không sử dụng sản phẩm. Sau 2 tháng nghiên cứu, kết quả cho thấy cốm vi sinh Bebugold giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa đáng kể.

Cốm vi sinh Bebugold chứa thành phần chính là lợi khuẩn Bacillus subtilis

Cốm vi sinh Bebugold chứa thành phần chính là lợi khuẩn Bacillus subtilis

Chính bởi lý do này mà cốm vi sinh BEBUGOLD đã được rất nhiều cha mẹ có con nhỏ tin dùng để phòng ngừa, cải thiện hội chứng kém hấp thu, giúp bảo vệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất và sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ, phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ bị kém hấp thu hiệu quả, an toàn. Dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. 

Hầu hết các trường hợp sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD sẽ cho hiệu quả rõ rệt sau: 

  • Sau khoảng 2 - 4 tuần sử dụng, tình trạng biếng ăn của con bắt đầu có chuyển biến, trẻ ăn ngon miệng, thèm ăn hơn. 
  • Sử dụng từ 1 - 3 tháng sẽ thấy cân nặng của trẻ được cải thiện, khắc phục tình trạng hấp thu kém, suy dinh dưỡng hiệu quả.
  • Duy trì từ 3 – 6 tháng thấy sức đề kháng của trẻ tăng, ít ốm vặt, hấp thu tốt, ăn ngon, tăng cân tốt. 

Chế độ ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Chế độ ăn uống chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới tốc độ cải thiện và phục hồi cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Chế độ ăn của trẻ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng bệnh.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn

  • Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên giảm lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa để hệ tiêu hóa nhanh hồi phục.
  • Chế độ ăn cần chứa đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm bao gồm protein, chất béo, vitamin và các yếu tố vi lượng để cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.
  • Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn, nước uống có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy như thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước uống có ga.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, tốt nhất là thịt gà.
  • Uống nước ép và ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp thêm các vitamin cũng như khoáng chất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Gợi ý chế độ ăn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nên cho trẻ bú nhiều lần.
  • Nếu mẹ ít sữa hoặc không có sữa thì có thể bổ sung thêm các loại đường không có lactose, hoặc các loại sữa đã lên men như sữa chua.

Gợi ý chế độ ăn cho trẻ từ 6-12 tháng

  • Tốt nhất vẫn nên tiếp tục cho bé bú mẹ và bổ sung thêm sữa công thức ở mức độ vừa phải.
  • Nên cho bé ăn những món ăn dễ tiêu, ít đường, ít mỡ như: Bột, cháo,...
  • Cho bé ăn nhiều bữa trong ngày: Ít nhất 6 bữa.

Gợi ý chế độ ăn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

  • Vẫn có thể cho bé tiếp tục bú mẹ, đồng thời ăn sữa động vật hoặc sữa đậu nành ít đường.
  • Chế biến món ăn dưới dạng lỏng như cháo, súp.
  • Nếu tình trạng tiêu chảy cải thiện thì sau 1 tuần bé có thể chuyển từ từ về chế độ ăn hằng ngày.
  • Cung cấp đầy đủ năng lượng và cân đối các nhóm thực phẩm bao gồm protein, chất béo, vitamin và khoáng chất để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện dinh dưỡng toàn thân.
  • Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống có thể làm nặng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, thực phẩm nhiều chất béo, các loại nước uống có ga,...

Làm gì để phòng ngừa tiêu chảy kéo dài hiệu quả?

Tiêu chảy có thể phòng tránh hiệu quả bằng việc thực hiện tốt những biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho con, thường xuyên lau chùi khử khuẩn đồ chơi và đồ dùng sinh hoạt của bé.
  • Chọn loại thức ăn phù hợp với trẻ, đặc biệt không được cho trẻ ăn đồ ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc thức ăn ôi thiu.
  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn và phải có chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho con sử dụng kháng sinh hoặc lạm dụng kháng sinh.
  • Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin phòng ngừa virus gây tiêu chảy.

Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả

Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả

Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, quý bạn đọc đã có được thêm cho mình những kiến thức về bệnh tiêu chảy kéo dài. Nếu bạn đọc đang có những băn khoăn cần lời giải đáp thì có thể gọi đến số hotline của chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giải đáp sớm nhất.