Bé 1 tuổi bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân trong đó có thể là do loạn khuẩn đường ruột. Nếu tình trạng tiêu chảy ở trẻ không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để con hết tiêu chảy, tiêu hóa tốt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị tiêu chảy

Hệ tiêu hóa đảm nhận chức năng phân giải thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng cũng như đào thải những cặn bã ra khỏi cơ thể.

Trẻ có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy khi chức năng tiêu hóa bị gián đoạn. Khi đó trẻ sẽ có các triệu chứng như: 

- Thông thường với trẻ 1 tuổi, trẻ có thể đi ngoài từ 1 đến 2 lần. Khi bị tiêu chảy, trẻ đi ngoài nhiều lần hơn và với tần suất liên tục hơn.

- Trẻ đi phân lỏng hoặc rất lỏng kèm nước, có màu lạ, thậm chí có thể kèm theo chất nhầy và máu.

- Hậu môn có dấu hiệu bị đỏ rát.

- Trẻ quấy khóc, sốt, kêu đau bụng.

- Bé trở nên chán ăn, bỏ bú, trớ hoặc nôn khi ăn, khát nước.

Ngoài các biểu hiện trên, khi trẻ bị tiêu chảy nặng khiến gây mất nước sẽ có các dấu hiệu đáng lưu ý sau:

  • Mức độ nhẹ: trẻ bị khô mắt, quấy khóc nhưng không chảy nước mắt, miệng khô và ít đi tiểu.
  • Mức độ trung bình: trẻ sốt cao, mắt lờ đờ, da khô.
  • Mức độ nặng: trẻ ngủ li bì thậm chí là hôn mê, khó thở, khô niêm mạc mắt.

cha-me-can-luu-y-khi-cac-trieu-chung-tieu-chay-cua-tre-tro-nang.jpg

Cha mẹ cần lưu ý khi các triệu chứng tiêu chảy của trẻ trở nặng

Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Các bậc phụ huynh có thể lưu tâm đến một trong số các tác nhân sau đây để phòng ngừa, phát hiện cũng như nhận biết chính xác để chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy:

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm Rotavirus

Rotavirus là một loại virus truyền nhiễm gây buồn nôn và tiêu chảy. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ em. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Một đứa trẻ có thể bị nhiễm rotavirus nhiều hơn một lần. Rotavirus thường lây lan qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.

Lây nhiễm vi khuẩn và kí sinh trùng khác

Lây nhiễm vi khuẩn được xem là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Các bệnh về tiêu hóa do các vi khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella, vi khuẩn tả… gây ra. Nhiễm Escherichia coli hoặc E. coli phổ biến hơn ở trẻ em và người lớn tuổi so với các nhóm tuổi khác. Vi khuẩn E.coli gây nhiễm E. coli ở trẻ em hầu hết là vô hại và thường được tìm thấy trong đường ruột. Tuy nhiên, một số chủng vi khuẩn có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác nhau, chẳng hạn như bệnh truyền qua thực phẩm và suy thận cấp tính.

rotavirus-thuong-lay-lan-qua-duong-an-uong-hoac-tiep-xuc-voi-nguon-nuoc-bi-o-nhiem.png

Rotavirus thường lây lan qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm

Bệnh lý của trẻ

Trẻ có thể mắc bệnh tiêu chảy vì mắc chứng không dung nạp lactose. Bệnh không dung nạp lactose ở trẻ là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa hay các thực phẩm làm từ sữa. Không dung nạp lactose có thể xảy ra với cả trẻ em bởi một số nguyên nhân phổ biến bao gồm: Bệnh về đường tiêu hóa hoặc nhiễm trùng ruột; tổn thương ruột non; do di truyền.

Trẻ ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn

Thực phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại trước khi bạn mua chúng, hoặc ở nhà nếu chúng không được xử lý hoặc nấu chín đúng cách. Khi trẻ ăn và hấp thụ các thực phẩm nhiễm khuẩn đó có thể gây ra tiêu chảy. Ngoài ra, trong trường hợp bé chưa rửa tay trước khi ăn uống hay mẹ chưa vệ sinh dụng cụ ăn cho bé đúng cách cũng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn và đồ ăn, thức uống của trẻ.

Trẻ ăn uống, sinh hoạt chưa đúng, chưa hợp lý

Đối với chế độ ăn uống của trẻ, việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra khi các thực phẩm trẻ hấp thụ bao gồm thực phẩm có nhiều chất béo, đường và muối như: khoai tây chiên, sô cô la, kẹo, nước ngọt. Trẻ em không ăn một chế độ ăn uống đa dạng, được chế biến từ thực phẩm tươi và nhiều vitamin, về lâu dài sẽ khiến chức năng miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập hệ tiêu hóa gây tiêu chảy.

Hotline-0902207582.png

Phải làm thế nào khi bé 1 tuổi bị tiêu chảy?

Trong trường hợp bé 1 tuổi bị tiêu chảy, cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy áp dụng ngay các cách giải quyết sau đây:

Vệ sinh cho trẻ

Khi bé 1 tuổi bị tiêu chảy đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ cũng như môi trường xung quanh bị nhiễm khuẩn. Do đó, việc đầu tiên cha mẹ cần lưu ý là vệ sinh cho bé thật sạch sẽ và kĩ càng.

  • Trước tiên, phụ huynh nên rửa tay thật sạch cho trẻ. Cha mẹ cũng tự rửa tay trước và sau khi cho trẻ ăn, chăm sóc, thay tã cho trẻ. Hạn chế người đến thăm và hạn chế để trẻ cho tay lên miệng hay gặm đồ chơi.
  • Vệ sinh dụng cụ ăn cho bé: Các vật dụng như bình sữa, bát, thìa đựng đồ ăn phải được vệ sinh kĩ càng trước và sau khi trẻ ăn. Cụ thể, cha mẹ có thể tráng qua nước sôi các vật dụng này hoặc sử dụng các máy khử khuẩn để đảm bảo vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng phần hậu môn của trẻ, thấm khăn cho khô ráo và bôi thuốc nếu cần thiết. Nếu trẻ dùng bỉm thì cần lưu ý thay bỉm cho trẻ kịp thời và không để bỉm bẩn ở nơi trẻ sinh hoạt.
  • Lau dọn, thay hoặc giặt chăn ga, khăn tắm, khăn xô cho trẻ thường xuyên để tránh vi khuẩn bám dính lại.

ve-sinh-sach-se-binh-uong-cua-tre.jpg

Vệ sinh sạch sẽ bình uống của trẻ

Nguyên tắc bù nước và bổ sung các lợi khuẩn cho trẻ

Bởi trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường và đi phân lỏng kèm nước khi bị tiêu chảy nên cơ thể dễ bị mất nước. Vì vậy phải cho trẻ uống bù nước, điện giải ngay khi biết trẻ bị tiêu chảy.

Oresol hỗ trợ trẻ khi bị tiêu chảy, cơ thể cần bù nước để bổ sung những chất điện giải bị mất. Oresol hòa với nước nên được hấp thụ ngay lập tức và có thể được lưu trữ trong 24 giờ nếu được làm lạnh, nếu không phải bỏ đi. Dung dịch oresol lạnh không nên đun sôi. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi: Trẻ cần 1/4 đến 1/2 ly oresol cho mỗi lần đi phân lỏng. Pha dung dịch bù nước đúng cách sẽ giúp cho trẻ mau hồi phục và hạn chế tình trạng mất nước: Một gói oresol sẽ được pha với 1 lít nước đun sôi để nguội. Trường hợp không có oresol, cha mẹ có thể nấu nước cháo muối loãng như sau: 1 nắm gạo, ¼ thìa cà phê muối, 1 lít nước. Cho tất cả nguyên liệu vào đun sôi và vặn nhỏ lửa, ninh nhừ rồi cho trẻ uống dần.

bo-sung-nuoc-va-cac-chat-dien-giai-can-thiet-giup-cai-thien-tinh-trang-mat-nuoc-khi-be-bi-tieu-chay.jpg

Bổ sung nước và các chất điện giải cần thiết giúp cải thiện tình trạng mất nước khi bé bị tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Khi bị bệnh, cơ thể trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết và mất nước do đi ngoài nhiều lần, biếng ăn. Vì vậy, cha mẹ cần cân đối, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ nhanh hồi phục.

Chế biến thức ăn mềm và loãng hơn bình thường, nhưng vẫn đảm bảo trong khẩu phần ăn 4 nhóm dưỡng chất sau: protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất. Các bữa ăn nên được chia nhỏ, mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ.

Dù không nên để trẻ kiêng khem nhiều loại thực phẩm trong giai đoạn này nhưng cũng cần lưu ý tránh dùng thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm có quá nhiều chất xơ gây khó tiêu hóa. Đặc biệt, cha mẹ không nên cho trẻ ăn uống đồ lạnh, đồ chế biến nhiều lần để tránh gây thêm kích thích cho hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần lưu ý nếu thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây nên đưa trẻ đến tái khám:

  • Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục);
  • Nôn tái diễn;
  • Khát nhiều hơn, khóc không có nước mắt, mắt trũng và khô, lưỡi khô, nếp véo da mất chậm;
  • Ăn uống kém hoặc bỏ bú, li bì, mệt lả;
  • Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị;
  • Sốt cao hơn và có máu trong phân.

Đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và tuần thủ cách điều trị

Trong trường hợp sau khi áp dụng những cách nêu trên mà con không giảm tiêu chảy, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện Nhi hoặc các phòng khám uy tín để xác định nguyên nhân gây bệnh. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị và căn dặn cha mẹ chế độ vệ sinh phù hợp cho trẻ tại nhà. Trường hợp trẻ bị thiếu nước nặng do tiêu chảy kéo dài có thể được chỉ định nằm viện theo dõi điều trị. 

Cải thiện tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa bằng cốm vi sinh BEBUGOLD

Bên cạnh các phương pháp giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy cho bé đã kể trên, cha mẹ có thể sử dụng các sản phẩm chứa lợi khuẩn để tăng cường sức đề kháng đường ruột cho con. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm cốm vi sinh BebuGold chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis.

Tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng: “Đánh giá hiệu quả của cốm vi sinh BEBUGOLD với tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng ở trẻ em” do Hội dinh dưỡng Việt Nam tổ chức có sự tham gia của GS.TS Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cũng cho rằng Cốm vi sinh BEBUGOLD là sản phẩm cốm chứa nhiều lợi khuẩn Bacillus subtilis làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ em. Theo nghiên cứu đặc tính probiotic của bacillus subtilis BS02 tại Phòng TN Vi Sinh Công Nghệ Dược, Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM cho hay: “Trong nghiên cứu này, mục tiêu của chúng tôi là khảo sát các đặc tính probiotic của chủng Bacillus subtilis BS02 phân lập từ phân người. Các đặc tính probiotic được khảo sát theo hướng dẫn của WHO/FAO bao gồm: khả năng sinh enzym ngoại bào, khả năng đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột, khả năng chịu acid, muối mật, và các yếu tố an toàn. Sau đó, khả năng để điều trị tiêu chảy trong một mô hình chuột BS02 bào tử đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy BS02 có thể sinh các enzym ngoại bào, tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của đường tiêu hóa. Các thử nghiệm kháng kháng sinh cho thấy BS02 nhạy cảm với 13 kháng sinh được thử nghiệm, ngoại trừ ceftazidime. Cuối cùng, kết quả thử nghiệm cho thấy bào tử BS02 có khả năng điều trị bệnh tiêu chảy trên mô hình chuột khi so sánh với nhóm đối chứng không sử dụng probiotic”. Ngoài ra, sản phẩm còn cung cấp thêm các Vitamin nhóm B, Magne, Zinc, Calcium,... nhằm hỗ trợ quá trình hấp thu và trao đổi chất của trẻ, từ đó giúp trẻ cải thiện bệnh tiêu chảy một cách hiệu quả và nhanh chóng. 

ket-qua-nghien-cuu-lam-sang-com-vi-sinh-bebugold-nam-2021.jpg

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cốm vi sinh BebuGold năm 2021

icon-mua-ngay-1.png

Với các thành phần này, BEBUGOLD vừa giúp bổ sung trực tiếp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa cung cấp lợi khuẩn và môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Từ đó giúp bảo vệ tăng cường hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất cũng như sự phát triển ở trẻ nhỏ.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, bạn đọc đã có thêm hiểu biết về tiêu chảy ở trẻ 1 tuổi. Mong rằng bạn đọc có thể giúp con/em phòng ngừa chứng bệnh này một cách hiệu quả. 

Link tham khảo:

https://healthfully.com/how-to-stop-diarrhea-in-a-2-year-old-child-5409152.html

https://www.healthygutclub.net/what-to-give-a-1-year-old-for-diarrhea/

https://knowchilds.my.id/diarrhea-in-1-year-old-child/