Bé bị tiêu chảy là một trong những vấn đề nan giải khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu. Theo ước tính, trên thế giới có tới 1,1 triệu trẻ em tử vong vì bệnh tiêu chảy mỗi năm. Vì vậy, việc nhận biết và kịp thời xử lý những ảnh hưởng do tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tổng hợp được thông tin liên quan đến bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Bé bị tiêu chảy và các triệu chứng thường gặp
Tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng là khá phổ biến, có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Theo WHO, tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng người bệnh đi ngoài phân lỏng và đi nhiều hơn 3 lần/ngày. Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ giai đoạn dưới 5 tuổi, khả năng tự phục hồi khi mắc tiêu chảy là khá thấp. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần kịp thời nhận biết và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Một số dấu hiệu điển hình như:
- Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng: Khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong một ngày, đi ngoài ra phân có một số đặc điểm như phân lỏng, nhiều nước, nhầy và có mùi tanh thì khả năng cao đây là dấu hiệu ban đầu báo hiệu em bé có thể đang mắc bệnh tiêu chảy.
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Trẻ đi ngoài nhiều lần cũng khiến cơ thể mất nước, uể oải và khó chịu. Hơn thế, khi có dấu hiệu trẻ ì ạch, hơi thở nặng nề, nằm li bì, bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện vì rất có thể trẻ đang bị mất nước nghiêm trọng.
- Trẻ kém ăn: Em bé bị tiêu chảy dẫn đến những thay đổi về mặt sức khỏe và tinh thần, dễ xảy ra các tình trạng chán ăn, bỏ bữa, nôn trớ sau khi ăn, nặng hơn là ngất xỉu do mất nước.
- Bé đau rát hậu môn: Việc phải liên tục đi ngoài cũng khiến cho hậu môn của bé trở nên đau rát, khó chịu.
Bé bị tiêu chảy kéo theo các biểu hiện biếng ăn, bỏ bữa và sút cân nhanh
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy do đâu?
Để xác định nguyên nhân mắc bệnh ở trẻ bị bệnh tiêu chảy không phải dễ dàng. Theo các chuyên, bé bị tiêu chảy có thể vì rất nhiều nguyên do và từ nhiều nguồn lây khác nhau. Một số nguyên nhân cơ bản được cho là vì nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng protein, ngộ độc thực phẩm, cụ thể:
Bé bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn
Bệnh đường ruột nói chung, tiêu chảy nói riêng rất dễ mắc phải khi bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh đường ruột:
- Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Theo một số nghiên cứu, lượng trẻ em bị tiêu chảy do nhiễm Rotavirus (virus gây bệnh tiêu chảy) chiếm đến 40% tổng số ca mắc. Mỗi năm, thế giới ghi nhận hơn 200.000 ca tử vong do tiêu chảy mà nguyên nhân chính là do tác động của loại virus này.
- Nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột: Escherichia Coli (E.coli), Trực khuẩn lỵ Shigella, Salmonella enterocolitica và vi khuẩn tả Vibrio cholerae là một số loại vi khuẩn gây hại mà khi trẻ nhiễm phải dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, nặng hơn nữa là tiêu chảy cấp, mất nước và nhiễm trùng toàn thân.
Theo thống kê, khoảng 40% tổng số ca mắc bệnh tiêu chảy đều do Rotavirus gây ra
Nhóm nguyên nhân dinh dưỡng
Tương tự như các vấn đề sức khỏe tiêu hóa khác, nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy thường được các chuyên gia xem xét cả về mặt dinh dưỡng, thực đơn và chế độ ăn, cụ thể:
- Chế độ ăn: Với trẻ nhỏ, chế độ không hợp lý, thiếu khoa học có thể gây ra rất nhiều vấn đề, trong đó phải kể đến tình trạng tiêu chảy, bé bị đi ngoài lỏng, kém ăn, bỏ bữa. Khi trẻ ăn quá nhiều, ăn thực phẩm chế biến sai cách, không đảm bảo vệ sinh cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao.
- Dị ứng thức ăn: Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn yếu, vì vậy khả năng hấp thụ một số loại thực phẩm còn kém, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa, hải sản,... Dị ứng thông thường có thể gây ra tiêu chảy, nôn ói và đau bụng, tuy nhiên nếu không kịp thời xử lý có thể dẫn đến nguy cơ giảm huyết áp, khó thở hay tử vong.
- Ngộ độc thực phẩm: Ăn phải các loại thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc, không sạch sẽ khiến bé rơi vào trạng thái đau bụng dữ dội, nôn trớ liên tục và tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
Chế độ ăn thiếu khoa học có thể khiến trẻ bị tiêu chảy
Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ thì nguyên nhân từ một số loại bệnh lý cũng gián tiếp kéo theo hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài liên tục ở trẻ nhỏ. Trẻ bị tiêu chảy có thể do một số bệnh đường ruột như: viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, tắc ruột, viêm đại tràng hay rối loạn vi sinh đường ruột do lạm dụng kháng sinh,v.v.
Cách cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ
Sau khi có thể xác định được chính xác các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị tiêu chảy, cách điều trị và cải thiện cũng có thể dễ dàng thực hiện hiệu quả.
Yếu tố dinh dưỡng
Với hầu hết các bệnh về tiêu hóa, yếu tố dinh dưỡng chiếm đến ⅔ hiệu quả cải thiện. Vậy bé bị tiêu chảy nên ăn gì?
- Trẻ còn bú mẹ: Ở giai đoạn dinh dưỡng còn phụ thuộc vào sữa mẹ, các bậc phụ huynh có thể giúp con cải thiện hiệu quả tình trạng tiêu chảy bằng việc cho bé bú nhiều hơn, cữ bú kéo dài giúp bé không bị mất nhiều nước. Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm, dễ gây dị ứng để đảm bảo nguồn sữa được an toàn.
- Trẻ tự ăn: Trường hợp trẻ đã tự ăn, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn, cho bé ăn các loại thức ăn mềm, nhừ, dễ tiêu. Bố mẹ cũng lưu ý phải dỗ dành để trẻ có thể nạp thức ăn và nước vào cơ thể, tránh để “bụng rỗng”, dễ gây ra tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và mất nước.
Bên cạnh việc bổ sung về dinh dưỡng, khi bé bị tiêu chảy cũng cần bù lại lượng lớn nước và khoáng chất đã mất, vì vậy cũng nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống thêm dung dịch Oresol để bù khoáng.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng bé bị tiêu chảy, đi ngoài
Thói quen sinh hoạt
Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt vừa giúp bé có thể phòng tránh bị tiêu chảy vừa hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện của bé được diễn ra bình thường.
- Đảm bảo vệ sinh: Với trẻ, bố mẹ có thể rèn cho bé thói quen giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh ngậm đồ chơi và hạn chế tiếp xúc với khu vực không sạch sẽ. Ngoài ra, với bố mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh và đảm bảo tiệt trùng dụng cụ ăn, bình bú đối với trẻ sơ sinh.
- Chú ý đến an toàn thực phẩm: Trước khi xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bố mẹ cũng nên lưu tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thức ăn có nguồn nguyên liệu đảm bảo, nguồn nước sạch sẽ chính là cách hiệu quả giúp bé nhanh chóng tránh xa khỏi nguy cơ mắc tiêu chảy.
- Thói quen vận động: Nhiều phụ huynh cho rằng việc vận động, vui chơi có thể khiến bé đối mặt với các nguy cơ lây bệnh ở môi trường xung quanh. Tuy nhiên, thói quen vận động lại có thể giúp bé cải thiện sức khỏe, khả năng miễn dịch và tính chủ động. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng, thường xuyên và đảm bảo an toàn.
Thói quen vận động giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêu chảy
Bổ sung cốm vi sinh BEBUGOLD
Bé bị tiêu chảy thường dễ mắc phải các chứng bệnh về đường ruột, rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, việc bổ sung các sản phẩm sinh học lên men để hỗ trợ, cải thiện vấn đề về tiêu hóa là một phương án hiệu quả được nhiều phụ huynh tin tưởng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - cốm vi sinh BEBUGOLD là giải pháp hỗ trợ hiệu quả trong các trường hợp: Người bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc dùng kháng sinh kéo dài với các biểu hiện đau bụng, khó tiêu, táo bón, phân sống; Trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng, kém hấp thu. Với bảng thành phần bao gồm khuẩn Bacillus subtilis và các thành phần khác có lợi cho hệ tiêu hóa như Inulin, FOS, Hoài Sơn, Bạch Truật, Sơn Tra, sản phẩm giúp bổ sung các loại vitamin, vi chất cần thiết; Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon và giảm các biểu hiện do loạn khuẩn đường ruột.
Cốm vi sinh BEBUGOLD - Giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Đặc biệt, cốm vi sinh Bebugold đã được tiến hành đánh giá lâm sàng. Sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ giảm của số trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, táo bón cho thấy tác dụng hiệu quả của cốm vi sinh Bebugold cho trẻ nhưng vẫn tuyệt đối an toàn.
93% trẻ cải thiện tình trạng tiêu chảy sau khi dùng cốm vi sinh BebuGold
Gặp chuyên gia dinh dưỡng
Tiêu chảy là một loại bệnh tiêu hoa phổ biến và có cơ chế tự phục hồi trong 3-5 ngày hoặc có thể lâu hơn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sức đề kháng của bé còn chưa hoàn thiện, vì vậy, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay khi bé bị tiêu chảy trong một khoảng thời gian dài kèm theo một số biểu hiện sau:
- Tình trạng trẻ nhỏ tiêu chảy đi ngoài kéo dài trên 3 ngày
- Bé đi ngoài nhiều nhưng không đi tiểu liên tục trong khoảng 4-6 tiếng
- Chán ăn, bỏ bữa, sụt cân nhanh
- Đi ngoài kèm dịch nhầy và máu
- Sốt cao, khô miệng hay nặng hơn là co giật và hôn mê
Nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia khi tình trạng tiêu chảy, đi ngoài kéo dài
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến tình trạng bé bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều ngày. Hy vọng quý bạn đọc đã có thêm những hiểu biết nhất định về loại bệnh này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại số điện thoại để nhận được sự tư vấn từ phía các chuyên gia.
Nguồn tham khảo