Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến nay có khoảng 45% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong có liên quan đến suy dinh dưỡng. Trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị suy dinh dưỡng? Cần xử trí như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi để tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Cách nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Cụm từ "trẻ suy dinh dưỡng" khá quen thuộc với mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xác định bé có suy dinh dưỡng hay không. Những bậc làm cha mẹ nên chú ý một số dấu hiệu con bị suy dinh dưỡng dưới đây:

  • Trẻ suy dinh dưỡng thường có cân nặng không đạt cân nặng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, bé còn có thể bị sụt cân, chậm tăng cân kéo dài 2-3 tháng.
  • Bé chậm tăng về chiều cao, sau 2 đến 3 tháng chiều cao không tăng.
  • Nếu trẻ biếng ăn, ăn ít hay gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, da xanh xao, nhợt nhạt… rất có thể bé đã bị suy dinh dưỡng.
  • Bé bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc, giật mình, khóc thét khi ngủ.
  • Cơ chân, tay của trẻ mềm nhão, bụng to.
  • Bé rụng tóc sau gáy thành hình vành khăn, chậm mọc răng.
  • Trẻ hay mắc các bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi, sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy.

phu-huynh-nen-chu-y-som-cac-dau-hieu-suy-dinh-duong-o-tre.webp

Phụ huynh nên chú ý sớm các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ

>>>XEM THÊM: Dấu hiệu nhận biết trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng là gì? 

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em, chủ yếu do việc cung cấp chất dinh dưỡng hàng ngày không được đảm bảo. Cụ thể:

Cai sữa sớm khiến trẻ em suy dinh dưỡng 

Theo các chuyên gia, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời. Bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không nên cai sữa quá sớm. 

Nên cho bé bú mẹ đến ít nhất 18 tháng tuổi. Một số bà mẹ cho bé cai sữa sớm nhưng không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giống trong sữa mẹ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này khá phổ biến.

cai-sua-som-la-nguyen-nhan-suy-dinh-duong-o-tre-em.webp

Cai sữa sớm là nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em

Chế độ ăn nghèo nàn khiến bé bị suy dinh dưỡng

Trẻ em là đối tượng cần phải bổ sung lượng chất dinh dưỡng lớn để phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Nếu trong chế độ ăn của trẻ không có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ rất dễ gây ra suy dinh dưỡng. 

Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng này thường gặp ở những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Ngoài ra, cũng có thể do sự hạn chế hiểu biết trong nuôi con của phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ.

Trẻ biếng ăn gây suy dinh dưỡng thấp còi 

Đồ ăn không hợp khẩu vị, không hấp dẫn có thể khiến bé lười ăn. Bên cạnh đó, một số bé kén ăn, không ăn đa dạng các loại thực phẩm cũng rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Bố mẹ nên tìm hiểu sở thích ăn uống của bé, điều này sẽ kích thích con ăn ngon miệng hơn.

luoi-an-bieng-an-la-mot-trong-cac-nguyen-nhan-khien-be-bi-suy-dinh-duong.webp

Lười ăn, biếng ăn là một trong các nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng

Em bé suy dinh dưỡng do mắc bệnh nhiễm trùng

Trẻ nhỏ rất hay gặp phải các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp. Lúc này, bé cần phải sử dụng các thuốc để tiêu diệt vi khuẩn như thuốc kháng sinh. Điều này vô tình tiêu diệt cả các lợi khuẩn có trong đường ruột. Khi đó, bé dễ bị rối loạn tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, gây suy dinh dưỡng.

Trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Tình trạng suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ, xương cũng như tầm vóc sau này của trẻ. Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà suy dinh dưỡng ở trẻ em còn tác động tới sự phát triển trí não của bé. Cụ thể là ảnh hưởng đến khả năng học tập, giao tiếp. Khả năng tiếp thu kiến thức, tư duy của trẻ suy dinh dưỡng sẽ kém hơn bạn bè cùng trang lứa.

Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng thường có hệ miễn dịch suy yếu do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột, hô hấp.

Có thể nói, suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ em. Do vậy, cần phát hiện kịp thời và điều trị càng sớm càng tốt.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Đối với trẻ suy dinh dưỡng thì điều quan trọng nhất là phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Đặc biệt là các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu và vi chất, cụ thể:

Nhóm chất béo tốt cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Chất béo (lipid) rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Lipid giúp cung cấp năng lượng, tham gia vào cấu trúc cơ thể. Bạn có thể bổ sung cho bé chất béo từ các loại cá béo (cá hồi, cá kìm, cá thu…), quả óc chó…

chat-beo-la-nhom-thuc-pham-khong-the-thieu-doi-voi-tre-suy-dinh-duong.webp

Chất béo là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần bổ sung protein

Protein tham gia vào quá trình cấu tạo nên hệ cơ của cơ thể. Đồng thời, nó cũng giúp cung cấp năng lượng để bé hoạt động trong cả ngày dài. Các nguồn thực phẩm chứa protein mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của bé gồm: Thịt gà, thịt đỏ, hải sản...

Các vitamin và khoáng chất

Vi chất chiếm một lượng nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào các quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Với trẻ suy dinh dưỡng, trong khẩu phần ăn hàng ngày không thể bỏ qua vitamin A, B6, B12, C, kẽm, lysine, selen, canxi… 

Những vi chất này có nhiều trong các loại rau, củ, quả (củ cải, đậu nành, chuối, bông cải xanh…), trứng, sữa… Các mẹ có thể kết hợp những thực phẩm này trong món ăn bé yêu thích để kích thích con ăn ngon miệng hơn.

Cốm vi sinh Bebugold cải thiện tình trạng trẻ suy dinh dưỡng

Đối mặt với tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, đã có rất nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn Bebugold cho con. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, dành cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Với các thành phần như bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis, inulin, fructose oligosaccharide, vitamin và khoáng chất… giúp đẩy lùi tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ em. 

  • Bacillus là một lợi khuẩn có vai trò trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ hấp thu tốt, tăng cân đều. Một nghiên cứu năm 2015 của Marie Leferve đã chứng minh chủng lợi khuẩn này còn có khả năng nâng cao miễn dịch.
  • Inulin là một loại chất xơ, có nhiều nhất trong cây rau diếp xoăn. Bổ sung inulin giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Một nghiên cứu tại Ý được công bố vào năm 2014 cho thấy inulin có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, tránh tổn thương bởi các tác nhân gây hại.
  • Fructose oligosaccharide được biết đến với tác dụng tạo môi trường cho các vi khuẩn có lợi phát triển, hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột. Nghiên cứu của Kotara Masumoto công bố năm 2017 cho thấy fructose oligosaccharide có khả năng cải thiện hệ vi sinh đường ruột và chức năng hàng rào biểu mô của ruột.
  • Ngoài ra, trong cốm vi sinh Bedugold còn có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu cha mẹ có con bị suy dinh dưỡng thấp còi thì cốm Bebugold như một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả.

bedugold-la-giai-phap-an-toan,-hieu-qua-cho-tre-suy-dinh-duong.webp

Bedugold là giải pháp an toàn, hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng

Cốm vi sinh Bebugold đã được tiến hành đánh giá lâm sàng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, tháng 11/2020, Hội Dinh dưỡng Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng “Đánh giá tác dụng của Cốm vi sinh Bebugold với tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng ở trẻ em” tại Trường Mầm non Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Sau 2 tháng nghiên cứu lâm sàng, cốm vi sinh Bebugold cho kết quả rất tích cực:

  • 84% trẻ em cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi,...).
  • 77% cải thiện dinh dưỡng.
  • 68% số trẻ ăn ngon miệng hơn. 
  • 100% không có tác dụng phụ.

Rất nhiều người đã tin tưởng cho con sử dụng cốm vi sinh Bebugold đã cải thiện tình trạng lười ăn, bé tăng cân đều. Mời bạn xem chia sẻ của anh Hà Văn Tuân TẠI ĐÂY.

>>>XEM THÊM: Cốm vi sinh Bebugold có tác dụng như thế nào đối với trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng?

Làm thế nào để phòng ngừa suy dinh dưỡng trẻ em?

Trẻ em suy dinh dưỡng có thể phòng ngừa được bằng cách:

  • Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của con. Trong suốt giai đoạn mang thai, cân nặng của mẹ nên tăng khoảng 10-12 kg. 
  • Trẻ sơ sinh cần được cho bú sữa mẹ sớm, ngay nửa giờ đầu sau khi sinh. Tiếp tục cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sau đó có thể kết hợp với ăn dặm và cho bé bú kéo dài đến 18 tháng.
  • Ở thời kỳ ăn dặm (từ 6 tháng trở đi), nên cho bé ăn đa dạng thực phẩm và ăn nhiều bữa. Nên “tô màu bữa ăn cho bé” (bổ sung rau) bởi điều này sẽ giúp cung cấp chất xơ và các vi chất thiết yếu.
  • Tìm hiểu sở thích của bé, chế biến các món ăn phong phú đa dạng để kích thích con ăn ngon miệng. Thêm các bữa ăn nhẹ xen kẽ với bữa ăn chính để bé được hấp thu đa dạng dưỡng chất.
  • Điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, vấn đề về đường tiêu hóa để trẻ có một đường ruột khỏe mạnh, hấp thu tốt.
  • Không nên lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm trùng cho trẻ. 

Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng trẻ suy dinh dưỡng. Với những ba mẹ đang nuôi con nhỏ nên hết sức lưu ý để phòng ngừa cũng như có giải pháp phù hợp khi bé bị suy dinh dưỡng. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 0917212364. Các chuyên gia hỗ trợ sớm nhất!

Nguồn tham khảo

Malnutrition – Symptoms - NHS

Fact sheets - Malnutrition.

What Is Malnutrition and How Does it Affect Developing Countries | Save the Children