Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ có con nhỏ. Rối loạn tiêu hóa nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện của trẻ. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục hiệu quả có vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Hệ tiêu hóa của con người là một ống cơ dài, đi từ miệng tới hậu môn. Ngoài ra, còn có các cơ quan khác tham gia vào quá trình tiêu hóa đó là tuyến nước bọt, tuyến tụy và túi mật. Các tuyến này sẽ bài tiết ra dịch tiêu hóa để phân hủy thức ăn thành những phần nhỏ hơn và được hấp thu tại ruột. Tiếp đó, tại gan, các chất này sẽ được chuyển thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Để đảm nhiệm những chức năng trên, hệ tiêu hóa thực hiện nhiều hoạt động gồm nhào bóp, bài tiết dịch tiêu hóa, hấp thụ và đào thải thức ăn. Do phải thực hiện nhiều nhiệm vụ nên ở bất kỳ giai đoạn nào trong chu trình nói trên đều có thể xảy ra rối loạn, dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng, trải dọc theo ống tiêu hóa. Một số triệu chứng thường gặp là:

- Tiêu chảy: Đây là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em khá phổ biến. Biểu hiện là bé đi ngoài phân lỏng toàn nước trên 3 lần/ngày. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều hoặc kéo dài, sẽ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới trụy mạch và tử vong.

tieu-chay-la-trieu-chung-thuong-gap-khi-bi-roi-loan-tieu-hoa 

Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa

- Táo bón: Trẻ đi đại tiện dưới 3 lần/tuần hoặc đại tiện khó khăn, phân cứng, khô, nhỏ như hòn sỏi, đau khi đi đại tiện, phải rặn và đôi khi có thể có máu.

- Nôn trớ: Nếu bình thường trẻ không có hiện tượng này mà đột nhiên bị nôn trớ nhiều, kèm theo tiêu chảy, táo bón, chán ăn,... thì đó cũng là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa;

- Biếng ăn: Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, giảm bài tiết men tiêu hóa dẫn tới mất cảm giác ngon miệng và gây chán ăn.

- Đi ngoài phân sống: Là tình trạng phân lúc rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng - phân riêng, trong phân có lợn cợn chất nhầy hay thực phẩm chưa được tiêu hóa hết.

- Đầy bụng, khó tiêu: Trẻ có biểu hiện bụng trướng to, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi và xì hơi nhiều, hôi miệng.

- Đau bụng: Trẻ có thể bị đau bụng âm ỉ, từng cơn hoặc dữ dội tùy theo tình trạng bệnh.

- Nôn và buồn nôn: Trẻ có thể bị nôn, trớ hoặc cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.

>>> XEM THÊM: Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng ở trẻ em là bệnh gì?

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rất nhiều cha mẹ thắc mắc không hiểu nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì mà con cứ “dăm bữa nửa tháng” lại bị tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu,... Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là do 5 lý do chính sau:

- Hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa còn non yếu nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…). Cũng có thể là do khả năng thích nghi kém với thức ăn mới nên trẻ dễ bị loạn khuẩn đường ruột.

- Hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện: Điều này khiến cho khả năng bảo vệ và quá trình phục hồi ở trẻ cũng diễn ra chậm chạp hơn. Đặc biệt ở những trẻ uống sữa công thức, ăn dặm,… thường bị thiếu hụt lợi khuẩn cũng như kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ.

nguyen-nhan-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-la-gi 

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

- Sử dụng kháng sinh nhiều, dài ngày: Chính vì hệ miễn dịch còn non yếu nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp, tiêu hóa và buộc phải sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh cũng vô tình tiêu diệt luôn những lợi khuẩn. Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng nên trẻ rất dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa.

- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng kéo dài sẽ làm giảm bài tiết men tiêu hóa, khiến thức ăn không được phân hủy, bị giữ lại lâu ở đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa. Kéo theo đó là khả năng hấp thu dinh dưỡng và khoáng chất kém, dẫn tới thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, làm cho sức khỏe tổng thể bất ổn, khả năng phát triển không được bình thường.

- Môi trường sống ô nhiễm, vệ sinh thân thể kém, chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường được nhắc đến.

>>> XEM THÊM: Cách xoa bụng để đi ngoài dễ dàng – Hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? Thông thường, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần hoặc hơn thế. Khi bị rối loạn tiêu hóa, đa số cha mẹ sẽ cho con sử dụng men tiêu hóa, men vi sinh và một số thuốc làm giảm triệu chứng thì chỉ sau vài ngày là tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Nhưng sự thật thì chứng rối loạn tiêu hóa lại rất dễ tái phát

Khi đã từng bị rối loạn tiêu hóa, chứng tỏ đường ruột của trẻ đã suy yếu, thêm vào đó, hầu hết cha mẹ sẽ cho con dừng sử dụng các loại thuốc sau khi triệu chứng đã thuyên giảm. Lúc này, hệ vi sinh đường ruột tuy được đưa về trạng thái ổn định hơn nhưng vẫn còn non yếu, rất dễ bị vi khuẩn có hại phát triển và tấn công, làm rối loạn tiêu hóa tái phát. Những lần bị rối loạn tiêu hóa về sau, các triệu chứng như: Đầy bụng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lúc táo, lỏng, nát, sống phân,… thường nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm hơn. Có trường hợp tái phát triền miên, tháng nào cũng có thể bị một đến vài lần.

Như vậy, với câu hỏi “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi” thì chúng ta có thể trả lời rằng, rối loạn tiêu hóa có thể rất đơn giản chỉ xảy ra trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài triền miên và trở thành mạn tính kéo dài hàng tháng nếu không có biện pháp điều trị hợp lý, hiệu quả.

>>> XEM THÊM: Bị đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Hầu hết nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa đều là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, giảm bài tiết men tiêu hóa,… Bởi vậy, để lựa chọn cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần tìm hiểu chính xác căn nguyên gây bệnh.

Dưới đây là một số nguyên tắc chung khi lựa chọn các cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cha mẹ cần biết:

- Tái thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

- Kích thích cơ thể sản xuất men tiêu hóa.

- Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, từ đó mới có thể cải thiện và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Các cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiện nay:

- Theo tây y: Tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh mà lựa chọn các thuốc làm giảm triệu chứng phù hợp. Ví dụ: Nếu trẻ bị tiêu chảy sẽ được kê oresol để bù nước và điện giải, men tiêu hóa, thuốc cầm tiêu chảy, men vi sinh. Trong một số trường hợp cần thiết có thể dùng thêm kháng sinh. Hay nếu trẻ bị đầy bụng, khó tiêu thì sẽ được kê thuốc chống đầy hơi, trướng bụng,...

- Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Dùng búp ổi non nhai với muối giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy,... Hoặc lấy một nắm lá mơ lông, thái nhỏ rồi trộn với 1 quả trứng gà ta. Sau đó, nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy là được, chỉ cần tránh dầu mỡ.

 cach-chua-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-bang-bup-oi-non

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bằng búp ổi non

- Bổ sung lợi khuẩn: Để cải thiện và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, sau khi sử dụng thuốc trong những ngày cấp tính thì sau đó cha mẹ cần duy trì sử dụng các sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis. Việc này sẽ giúp duy trì trạng thái cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, cải thiện và ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài phân sống hiệu quả.

Tốt nhất nên kết hợp với các thảo dược quý như cao bạch truật, hoài sơn, sơn tra và các vi chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, kích thích sản xuất men tiêu hóa nội sinh, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

>>> XEM THÊM: Bé chậm tăng cân khi bú mẹ phải làm sao? TÌM HIỂU NGAY  

Thắc mắc: “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?” cũng như nguyên nhân, triệu chứng của bệnh  đã được giải đáp đầy đủ, chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này cũng như hướng xử trí kịp thời, hiệu quả. Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis mỗi ngày nhé!

 

Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm vi sinh BEBUGOLD - Giúp Bé ăn ngon khỏe mạnh đáng yêu

Cốm vi sinh BEBUGOLD là sản phẩm cốm chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Sản phẩm còn bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng (Vitamin nhóm B, L-Lysine, Taurine, Magne, Zinc, Calci,...) giúp nâng cao sức đề kháng; làm trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. 

Với các thành phần này, BEBUGOLD vừa giúp bổ sung trực tiếp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa cung cấp lợi khuẩn và môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Từ đó giúp bảo vệ tăng cường hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất cũng như sự phát triển ở trẻ nhỏ. 

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-com-vi-sinh-bebugold 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Cốm vi sinh BEBUGOLD

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh BEBUGOLD là sản phẩm giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh, có thể hấp thu tốt các vi chất dinh dưỡng. 

Nên dùng cốm pha với nước nguội, nước ấm, khuấy đều cho tan và uống ngay. Có thể trộn chung với sữa, thức ăn. Nên dùng sau khi ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất. 

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO NGƯỜI DÙNG

Đặc biệt, nhãn hàng cốm vi sinh BEBUGOLD đang có rất nhiều ưu đãi cho người dùng. Cụ thể: 

1. Khi mua 03 hộp cốm vi sinh BEBUGOLD - Khách hàng sẽ được TẶNG NGAY 01 hộp bút sáp màu. 

2. Khi mua 05 hộp cốm vi sinh BEBUGOLD - Khách hàng sẽ được TẶNG NGAY 01 hộp cốm vi sinh BEBUGOLD. Bên cạnh đó, bạn vẫn được hưởng chương trình tích điểm ở mục 3.

Đặc biệt, để khẳng định tác dụng, nhãn hàng cốm vi sinh BEBUGOLD còn đưa ra chương trình đặc biệt: “Hoàn tiền 100% nếu sử dụng không hiệu quả”. Hãy đăng ký ngay để tham gia chương trình!

hoan-tien-bebugold 

Số GPQC: 01769/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh