Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ khá phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cách khắc phục tốt nhất đó là bổ sung dinh dưỡng cho trẻ một cách khoa học. Cha mẹ cần lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi như thế nào để con mình phát triển tốt hơn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và tham khảo một vài thực đơn gợi ý của chúng tôi nhé!

Những nhóm chất bổ sung khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi

Việc cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển toàn diện nhất. Điều này còn đặc biệt quan trọng hơn đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Khẩu phần của trẻ cần phải có đủ các nhóm thực phẩm, bao gồm: Chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

Tăng cường bổ sung chất đạm

Chất đạm có nhiệm vụ duy trì cân nặng, phát triển thể chất cũng như não bộ của trẻ nhỏ. Đối với mỗi giai đoạn phát triển thì nhu cầu chất đạm của trẻ cũng khác nhau. Do đó mẹ nên thiết lập kế hoạch bổ sung chất đạm hợp lý cho trẻ trong từng giai đoạn tương ứng. Từ 1-3 tuổi, chất đạm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là tác động tới những tế bào não.

Đối với khẩu phần ăn của trẻ nhỏ, nên ưu tiên những nguồn đạm từ động vật như trứng, sữa, thịt, cá, tôm,... bởi chúng chứa rất nhiều các chất giá trị cao cần thiết cho sự phát triển. Không những thế, dưỡng chất từ đạm động vật còn giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, tăng sức miễn dịch, tăng khả năng chống đỡ với nhiều loại bệnh tật.

tang-cuong-bo-sung-chat-dam-cho-tre-suy-dinh-duong.webp

Tăng cường bổ sung chất đạm cho trẻ suy dinh dưỡng

Bổ sung chất béo thiết yếu

Chất béo bao gồm các loại dầu, mỡ. Đây là nhóm thực phẩm giàu năng lượng, 1g chất béo cung cấp năng lượng gấp khoảng 2 lần so với 1g chất đạm. Hơn nữa, chất béo còn là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. 

Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nếu thiếu chất béo thì sẽ không hấp thu được các vitamin tan trong dầu. Đồng thời cũng khiến thức ăn đậm đặc khó nuốt và năng lượng cung cấp hàng ngày sẽ không đủ khiến trẻ mệt mỏi, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Bổ sung vitamin và khoáng chất vào thực đơn cho trẻ thiếu dinh dưỡng thấp còi giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Vitamin và khoáng chất tuy chiếm một lượng nhỏ nhưng rất cần thiết cho cơ thể. Riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, bạn cần bổ sung đủ những vitamin và khoáng chất sau:

  • Vitamin D: Vitamin D là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển hệ xương. Thiếu hụt vitamin D sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về xương khớp như còi xương, chậm lớn, kém phát triển chiều cao.
  • Vitamin B: Các vitamin nhóm B như B1, B3,... đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Bổ sung đủ vitamin B sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn. 
  • Vitamin A: Thiếu vitamin A rất thường gặp ở trẻ biếng ăn. Đối với trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở lên, mẹ có thể bổ sung vitamin A qua các loại rau quả màu xanh đậm hoặc vàng như cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, đu đủ,...
  • Canxi: Bổ sung canxi sẽ hỗ trợ sự phát triển của xương và răng, giúp trẻ tăng cường phát triển chiều cao. 
  • Sắt: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em là do thiếu sắt. Để bổ sung sắt một cách tự nhiên, bạn nên cho trẻ ăn thịt đỏ, rau lá xanh, lòng đỏ trứng giúp cơ thể tạo ra các tế bào máu.

hoa-qua-va-rau-xanh-la-nguon-cung-cap-vitamin-va-khoang-chat-doi-dao.webp

Hoa quả và rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào

Bổ sung men vi sinh

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi xuất phát do chế độ ăn uống không cung cấp đủ hoặc bé không hấp thu được chất dinh dưỡng từ thức ăn. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này, trẻ cần được ăn uống đủ chất, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa để hấp thu hoàn toàn dinh dưỡng. 

Một trong những cách cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa cho bé được nhiều mẹ lựa chọn đó là sử dụng cốm vi sinh. Trong đó, sản phẩm nổi bật là cốm vi sinh là BEBUGOLD. Đây là sản phẩm chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp nhiều thành phần khác như:

- Các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) cải thiện miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

- Inulin có tác dụng kích thích chức năng dạ dày – ruột và hoạt động như một prebiotic, giúp ngăn ngừa, khắc phục chứng táo bón. Từ đó giúp bé tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

- Cao bạch truật, hoài sơn, sơn tra là những dược liệu có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, giúp kích thích sản xuất men tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn. Những dược liệu này cũng có chứa vitamin, các khoáng chất và chất xơ tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển, từ đó giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn cũng như hấp thu tối đa được chất dinh dưỡng. 

Với các thành phần này, cốm vi sinh BEBUGOLD giúp thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột để mang đến một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, đồng thời cải thiện tình trạng biếng ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu dinh dưỡng ở trẻ nhỏ nên được rất nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn.

cong-bo-ket-qua-nghien-cuu-lam-sang-com-vi-sinh-bebugold-2.jpg

Men vi sinh Bebugold giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt dưỡng chất ở trẻ suy dinh dưỡng

>>>XEM THÊM: KHẮC CỐT GHI TÂM: 5 nguyên tắc chăm trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Gợi ý một số thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Nguyên tắc điều trị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ. Mẹ cần cho bé ăn, bú thành nhiều bữa trong ngày, kể cả ban đêm. Đối với trẻ còn đang bú mẹ, các mẹ cần tăng số lần bú và cải thiện chất lượng sữa nếu mẹ thiếu sữa hoặc sữa thiếu chất. Khi bé lớn hơn, cha mẹ cần xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi một cách khoa học. Dưới đây là một số thực đơn gợi ý để các bạn tham khảo:

Thực đơn gợi ý cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, tốt nhất trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn, cho bé bú sữa mẹ theo nhu cầu. Cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng để mẹ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế thì cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Thực đơn gợi ý cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

  • Cho trẻ ăn sữa trộn với nước cháo. Cách làm: Cho gạo, thịt và rau củ nấu nhuyễn như cháo bình thường. Thêm 3-5 thìa sữa bột vào, khuấy đều.
  • Hoặc có thể cho trẻ uống khoảng 500ml sữa cao năng lượng mỗi ngày và ăn cháo xay hoặc bột 3-4 bữa/ngày (chia nhỏ thành nhiều bữa hơn).

Thực đơn gợi ý cho trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi

Bên cạnh những bữa ăn chính, bạn có thể thêm các bữa ăn phụ trong ngày. Ví dụ như thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi từ 12 - 24 tháng tuổi sau đây:

  • 7 giờ: Uống 150 – 200ml sữa cao năng lượng.
  • 9 giờ: Ăn khoảng 200ml cháo thịt + rau.
  • 12 giờ: Uống 200ml sữa.
  • 14 giờ: Ăn hoặc uống nước ép hoa quả các loại quả như: Chuối, đu đủ, dưa hấu, cam,...
  • 17 giờ: Ăn cháo thịt (hoặc cá, tôm, trứng) + rau + dầu.

Nếu trẻ đang trong thời kỳ cai sữa thì mẹ vẫn cần tiếp tục cho bú nhưng giảm tần suất. Nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

sua-la-nguon-cung-cap-duong-chat-quan-trong-cho-tre-nho-bi-suy-dinh-duong-thap-coi.webp

Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng cho trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng thấp còi

Thực đơn cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi

Trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi sẽ cần nhiều năng lượng hơn và loại thực phẩm sử dụng cũng phong phú hơn. Dưới đây sẽ là gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi từ 24 - 36 tháng tuổi trong 1 ngày:

  • 7 giờ: Uống 200ml sữa cao năng lượng (sữa dành cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng).
  • 11 giờ: Cơm nát (70g gạo) + thịt (cá, trứng, tôm… 50g) + canh rau (100g rau).
  • 14 giờ: Cháo (nấu khoảng 30g gạo) + thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả) + rau xanh: 20g + dầu: 10ml.
  • 17 giờ: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm...) + canh rau.
  • 20 giờ: Ăn 200ml bột dinh dưỡng hoặc súp khoai tây thịt.

Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung thêm trái cây theo nhu cầu của trẻ.

Rất nhiều cha mẹ đã áp dụng thành công thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng kết hợp dùng cốm vi sinh BEBUGOLD, giúp bé tăng cân sau 2 tháng. Mời bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Với những thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi gợi ý trong bài viết, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện tình trạng của con. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin bổ ích khác về sức khỏe đường tiêu hóa thì đừng ngần ngại gọi ngay đến số hotline 0917.212.364.

Nguồn tham khảo

https://www.researchgate.net/publication/40647104_Choice_of_Foods_and_Ingredients_for_Moderately_Malnourished_Children_6_Months_to_5_Years_of_Age

https://www.nhs.uk/conditions/malnutrition/treatment/

https://www.news-medical.net/health/Treatment-of-malnutrition.aspx