Sử dụng kháng sinh dài ngày là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Vậy rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh phải làm sao? Có cách nào để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này nhanh chóng không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!

Rối loạn tiêu hóa là gì? 

Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi có sự co thắt không đều của các cơ vòng nằm trong ống tiêu hóa, dẫn đến hàng loạt triệu chứng như đau bụng, thay đổi thói quen đi đại tiện, đầy hơi, chướng bụng. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa có rất nhiều, nhưng trong đó không thể không nói đến lý do sử dụng kháng sinh. 

Vì sao trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh?

Bình thường, trong đường ruột của chúng ta luôn tồn tại một hệ vi khuẩn có lợi và có hại với nhiều chủng loại khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở mức cân bằng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại, kìm hãm cũng như làm mất tác dụng củavi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nên khi đưa kháng sinh vào cơ thể để điều trị một bệnh lý nào đó, đặc biệt là đường uống, thuốc sẽ tồn tại ở ruột lâu, chúng sẽ tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của cả vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Điều này phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn đường ruột, giảm đáng kể lượng vi khuẩn có lợi, thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh. Các loại kháng sinh dễ gây tiêu chảy nhất là ampicillin, amoxicillin, cephalosporin, erythromycin và clindamycin.

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa TẠI ĐÂY 

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh? 

Tuy không phải tất cả trẻ sử dụng kháng sinh sẽ đều bị rối loạn tiêu hóa, nhưng tỷ lệ này cũng không hề nhỏ. Hầu hết trẻ khi dùng kháng sinh kéo dài sẽ bị loạn khuẩn đường ruột, nhiều trẻ bị tiêu chảy ngay từ lần dùng đầu tiên. Triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày, không sốt, trong một số trường hợp trẻ có thể bị táo bón. Ngoài ra, có thể kèm theo các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác như nôn, đau bụng, chán ăn,... Một số trường hợp trẻ bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý nặng kèm theo, khi dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể gặp bao gồm: Tiêu chảy, phân nhiều nước và lẫn máu, đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt. Với các trường hợp viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và xét nghiệm phân mới chẩn đoán chính xác được.

Điều trị rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh như thế nào?

Trước tiên, để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và rối loạn tiêu hóa do kháng sinh gây ra nói riêng, cha mẹ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị cho con. Khi có biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ điều trị để được khám trực tiếp, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh mà sẽ được cân nhắc có nên đổi thuốc hoặc ngừng thuốc hay không. Với những trường hợp rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý bù nước và chất điện giải cho bé thường xuyên bằng dung dịch oresol. Một số trường hợp nhẹ sau khi ngừng kháng sinh, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ giảm đáng kể. Còn với các trường hợp nặng cần phải ngừng sử dụng kháng sinh, đồng thời điều trị tích cực, bổ sung nước, điện giải, lợi khuẩn để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột mới có thể cải thiện được triệu chứng. 

>>> XEM THÊM: Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em TẠI ĐÂY 

Cốm vi sinh BEBUGOLD - Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột

Bên cạnh đó, biện pháp cũng đang được rất nhiều chuyên gia ưu tiên lựa chọn sử dụng hiện nay đó là phối hợp với các sản phẩm cốm vi sinh chứa lợi khuẩn giúp cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên bổ sung cốm vi sinh có chứa vi khuẩn có lợi cho con giúp tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh và tiết độc tố. Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa chứng biếng ăn. Kết hợp với nhiều thành phần khác như: 

- Inulin - là một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy nhiều nhất trong rễ cây rau diếp xoăn. Rau diếp xoăn có phần thân lá bên trên được dùng làm rau ăn rất ngon, phần rễ củ bên dưới được nghiên cứu và chiết xuất ra hoạt chất inulin. Hoạt chất này đã được chứng minh là chất xơ ăn kiêng có tác dụng kích thích chức năng dạ dày – ruột, hoạt động như một prebiotic, giúp ngăn ngừa và khắc phục chứng táo bón. Ngoài ra, trong y học Ấn Độ, rễ của rau diếp xoăn được dùng để chữa khó tiêu, đầy bụng chữa bệnh gan mật, sốt.

- Fructose oligosaccharide (FOS) thường được dùng để điều trị táo bón, ngăn ngừa tiêu chảy và cũng có tác dụng như prebiotic – giúp tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột. 

- Các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. 

- Cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy.

Với các thành phần này, công thức BEBUGOLD vừa giúp bổ sung trực tiếp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp cung cấp lợi khuẩn và môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Từ đó giúp bảo vệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhất là sau khi dùng kháng sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất và sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. 

bebugold.webp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD

Đa số các trường hợp sau khi sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD đều thấy hiệu quả rõ rệt, cụ thể là: 

- Sau 5 – 7 ngày, các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy bụng, táo bón sẽ được cải thiện. 

- Sử dụng từ 1 tuần – 1 tháng, các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa không còn, trẻ ăn ngon, có cảm giác thèm ăn, hấp thu tốt hơn. 

- Duy trì từ 3 – 6 tháng, giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, ngăn chặn rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, con ăn ngon, tăng cân tốt.

THÔNG TIN BỔ ÍCH DÀNH CHO BẠN 

Chia sẻ của người dùng 

Anh Hà Văn Tuân ở Hòa Bình cũng từng vất vả, khổ sở vì chứng biếng ăn của con suốt 3 năm ròng khiến bé thấp còi hơn các bạn đồng trang lứa. Cứ thấy cầm bát cơm là cu cậu lăn ra khóc, rồi nôn,... khiến vợ chồng anh cảm thấy vô cùng căng thẳng, bất lực. Nhưng chỉ sau 2 tháng sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD con đã biết đòi ăn, đến bữa không cần phải nhắc mà ăn “vèo” phát hết 2 bát cơm luôn. Xem thêm chia sẻ của anh Tuân trong video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ của người khác TẠI ĐÂY 

Lời khuyên của chuyên gia 

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là gì? Tại sao rối loạn tiêu hóa ở trẻ em lại hay tái phát? Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia Dương Xuân Nhương qua video sau: 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống thuốc kháng sinh, nên làm gì để cải thiện? Cùng lắng nghe phân tích của chuyên gia Dương Xuân Nhương qua video sau: 

>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia Trần Thanh Tú về cốm vi sinh BEBUGOLD TẠI ĐÂY

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh. Từ đó có biện pháp phòng ngừa, chữa trị rối loạn tiêu hóa an toàn và hiệu quả! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh