Trẻ kém hấp thu phải làm sao là câu hỏi đang khiến nhiều bậc cha mẹ “loay hoay” tìm câu trả lời nhưng vẫn chưa có lời giải đáp thích đáng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách khắc phục, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết để trả lời những thắc mắc của mình. 

Hội chứng kém hấp thu là gì? 

Bình thường, thức ăn khi đưa qua miệng sẽ được phân hủy một phần nhờ vào men amylase. Sau đó, tiếp tục được đưa xuống dạ dày để dịch vị phân hủy rồi đi xuống ruột. Tại đây, dịch mật, tụy, ruột sẽ phân hủy tiếp các phân tử thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn đi qua các màng huyết tương của ruột non và hấp thụ vào máu. Còn lại một phần thức ăn không được phân hủy hết sẽ đi xuống ruột già, tại đây đại tràng sẽ hấp thu nước còn chất cặn bã sẽ được đào thải ra ngoài. Bởi vậy, khi có bất thường ở bất cứ vị trí nào của ống tiêu hóa sẽ đều ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng.

Như vậy, hội chứng kém hấp thu hay còn được biết đến với cái tên hấp thụ kém là tình trạng tình trạng suy giảm một phần hoặc hoàn toàn chức năng hấp thu của ống tiêu hóa, làm bé không hấp thụ chất dinh dưỡng đa lượng (ví dụ: protein, carbohydrate, chất béo), vi chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) hoặc cả hai, gây ra sự bài tiết phân quá mức, thiếu hụt dinh dưỡng.

>>> XEM THÊM: Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao TẠI ĐÂY 

Nguyên nhân gây hội chứng kém hấp thu ở trẻ em là gì? 

Nguyên nhân bé không hấp thụ chất dinh dưỡng có rất nhiều, dưới đây là một số căn nguyên thường gặp: 

- Chế độ ăn uống không hợp lý, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 

- Trẻ mắc bệnh Celiac hay còn gọi là không dung nạp gluten,là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác dẫn đến tình trạng tiêu chảy mạn tính, chướng bụng, hấp thụ kém,... 

- Trẻ mắc hội chứng Zollinger-Ellison gây ức chế lipase và tiêu hóa chất béo.

- Xơ gan và ứ mật làm giảm tổng hợp mật gan hoặc đưa muối mật vào tá tràng, gây ra tình trạng kém hấp thu. 

- Nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây tổn thương nhung mao và vi nhung mao và gây ra tình trạng kém hấp thu.

- Thiếu dịch tụy sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

- Tắc mật, dò mật, teo đường mật bẩm sinh,... khiến đường ruột của trẻ không bài tiết đủ lượng mật làm nhũ hóa lipid giúp tiêu hóa lipid.

- Các bệnh lý tại ruột non như bị cắt một phần ruột non cũng gây kém hấp thụ dinh dưỡng. 

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng TẠI ĐÂY

Biểu hiện của trẻ hấp thụ kém là gì? 

Triệu chứng thường gặp của trẻ hấp thụ kém đó là: 

- Tiêu chảy: Phân lỏng toàn nước hoặc có lẫn thức ăn chưa được tiêu hóa do nước không được ruột già hấp thụ, thức ăn không được phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn để hấp thụ mà đi thẳng ra ngoài qua hậu môn. 

- Trẻ bị kém hấp thu đường, khi đường xuống ruột non thì sẽ chuyển hóa thành axit, ruột không hấp thụ được nên lượng axit này được thải ra ngoài khiến hậu môn bị kích thích đỏ, lở loét và tiêu chảy. Tương tự với tình trạng trẻ không hấp thụ được chất xơ, thịt thì khi đi cầu sẽ ra nguyên rau và thịt. Trẻ không hấp thụ được chất béo phân sẽ có mùi hôi và váng mỡ.

- Đầy hơi, chướng bụng.

- Đau bụng, sôi bụng.

- Sút cân.

- Biếng ăn, chậm phát triển chiều cao, cân nặng.

>>> XEM THÊM: Trẻ hay bị đầy bụng khó tiêu phải làm gì? 

 Trẻ hấp thụ kém phải làm sao? 

Để nhận biết dấu hiệu trẻ bị hấp thụ kém không khó nhưng để xác định được nguyên nhân thì không hề dễ dàng. Trả lời cho thắc mắc: "Trẻ hấp thụ kém phải làm sao?" hay "Trẻ kém hấp thu phải làm sao?" các chuyên gia cho rằng khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị chứng hấp thụ kém, cha mẹ cần quan sát và tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời cần thực hiện một số lưu ý sau đây để giúp cải thiện tình trạng hấp thụ kém ở trẻ hiệu quả. 

- Chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ cần có chế độ ăn uống phù hợp với độ tuổi của trẻ, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít, không nên cho trẻ ăn dặm sớm tránh tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi để bài tiết đủ men tiêu hóa, thức ăn không được chuyển hóa và dẫn tới rối loạn tiêu hóa, hấp thụ kém. Chế độ ăn của trẻ vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất bột, đạm, xơ, béo phù hợp để trẻ hấp thu hiệu quả các dưỡng chất trong mỗi bữa ăn. Nên đa dạng các món ăn và chia nhỏ các bữa ăn chính từ 3 bữa thành 5 – 6 bữa mỗi ngày. Hạn chế các thực phẩm khó tiêu như tỏi tây, bông cải xanh, khoai tây chiên, các loại đậu và thực phẩm nhiều đạm… trong thực đơn cho trẻ

- Chế độ sinh hoạt: Cha mẹ nên cho trẻ vận động nhiều hơn để nâng cao sức khỏe và kích thích tiêu hóa. 

- Bổ sung lợi khuẩn và vi chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa và khả năng hấp thu. 

>>> XEM THÊM: Trẻ biếng ăn và cách khắc phục tại nhà

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?  

Trẻ kém hấp thu thường có thể trạng gầy yếu, còi cọc, chậm phát triển thể chất do cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường, mọi hoạt động của các cơ quan đều "ì trệ", sức đều kháng suy giảm và hay ốm vặt. Vậy để ngăn chặn tình trạng này, trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ kém hấp thu mà cha mẹ cần biết. 

- Vitamin A: Giúp tăng cường thị giác, hỗ trợ xây dựng hệ miễn dịch cho cơ thể,bổ sung làm lành các biểu mô và xương.

- Vitamin nhóm B bao gồm: B1, B2, B3, B6, B12 giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất để sản sinh năng lượng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.

- Vitamin C: Giúp tăng khả năng tái tạo tế bào, làm lành vết thương, giúp cơ bắp và da khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch.

- Vitamin D và canxi: Có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển xương và răng. 

- Kẽm có tác dụng làm tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, cảm giác ngon miệng, khả năng miễn dịch, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao.

- Sắt: giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt, giúp tâm trạng bé tốt hơn, ăn ngon hơn.

- Bổ sung đầy đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ. 

>>> XEM THÊM: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì TẠI ĐÂY 

Cải thiện chứng hấp thụ kém ở trẻ bằng sản phẩm thảo dược

Song song với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, cha mẹ nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên giúp nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa, kích thích sản xuất men tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất. Sản phẩm dẫn đầu cho xu hướng này đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD có chứa Bacillus subtilis (còn gọi là trực khuẩn cỏ khô), là vi khuẩn gram dương, được tìm thấy trong đất, trong ruột của các động vật nhai lại và trong cơ thể người. Đây là một lợi khuẩn có vai trò lớn trong việc giữ ổn định cân bằng vi khuẩn đường ruột nhờ cơ chế cạnh tranh sinh tồn, và khả năng gây ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh ở đường ruột, do tác dụng từ những sản phẩm tiết ra của nó. Sản phẩm còn có inulin và fructose Oligosaccharide (FOS) vừa cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho vi khuẩn lại vừa cung cấp chất xơ cho cơ thể, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột từ đó giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.

Đồng thời sản phẩm có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể như vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,… giúp tăng sức đề kháng, ngăn chặn sự thiếu hụt vi chất và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. 

Ngoài ra, sản phẩm còn có sự góp mặt của nhiều thảo dược quý như cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra kích thích sản xuất men tiêu hóa thức ăn, bổ sung vi chất dinh dưỡng tự nhiên và cũng là nguồn cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. 

Như vậy, cốm vi sinh BEBUGOLD giúp kích thích sản xuất đồng thời cả men tiêu hóa, men vi sinh từ đó tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa và giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng được tốt hơn. 

bebugold.webp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD

Chia sẻ của người dùng 

Anh Hà Văn Tuân ở Hòa Bình cũng từng vất vả, khổ sở vì chứng biếng ăn của con suốt 3 năm ròng khiến bé thấp còi hơn các bạn đồng trang lứa. Cứ thấy cầm bát cơm là cu cậu lăn ra khóc, rồi nôn,... khiến vợ chồng anh cảm thấy vô cùng căng thẳng, bất lực. Nhưng chỉ sau 2 tháng sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD con đã biết đòi ăn, đến bữa không cần phải nhắc mà ăn “vèo” phát hết 2 bát cơm luôn. Xem thêm kinh nghiệm trẻ kém hấp thu đã sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD trong video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện tình trạng kém hấp thu của người khác TẠI ĐÂY 

Đánh giá của chuyên gia 

Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau: 

Dấu hiệu trẻ kém hấp thu dinh dưỡng là gì? Khắc phục tình trạng này như thế nào? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Trần Thanh Tú tư vấn qua video này. 

>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia TẠI ĐÂY 

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi trẻ hấp thụ kém phải làm sao? Từ đó có biện pháp xử trí, phòng ngừa an toàn và hiệu quả! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn sinh lý, suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, mời bạn vui lòng liên hệ  Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh