Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bé bị rối loạn tiêu hóa thường là do sức đề kháng còn non yếu cùng với chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc chưa phù hợp. Người ta cũng nhận thấy, hầu hết rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường bắt đầu xuất hiện vào những giai đoạn nhất định trong những năm đầu đời của trẻ. Cha mẹ cần biết và đặc biệt lưu ý những thời điểm rối loạn tiêu hóa ở trẻ dễ bùng phát nhất để có giải pháp chủ động trong việc phòng ngừa, điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
Dấu hiệu nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa là gì?
Có vô số triệu chứng bé có thể gặp phải khi bị rối loạn tiêu hóa, nhưng những triệu chứng điển hình mà hầu hết bé nào cũng gặp phải đó là:
Bé bỗng nhiên hay nôn trớ
Nếu bé thường xuyên bị nôn trớ thì không thể lấy triệu chứng này làm dấu hiệu nhận biết trẻ có bị rối loạn tiêu hóa hay không. Nhưng nếu bé không hay nôn trớ nhưng bỗng dưng lại có biểu hiện này thì chứng tỏ bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa và thường gặp nhất là do rối loạn tiêu hóa.
Táo bón
Táo bón là tình trạng 2 – 3 ngày mới đi vệ sinh 1 lần, phân cứng, khuôn to hoặc có hình tròn như phân dê, màu đen, đau khi đi đại tiện,... Đây là biểu hiện hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng này xảy ra thì điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến là do rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh hoặc do pha sữa không đúng cách,... Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có hướng xử trí thích hợp.
Tiêu chảy
Phân lỏng như nước, tần suất trên 3 lần/ ngày, có thể có mùi đen, màu trắng lẫn thức ăn chưa tiêu hóa hết hoặc có bọt,... là biểu hiện của tiêu chảy. Với những trường hợp này, cha mẹ cần lưu ý bổ sung ngay nước và điện giải tránh tình trạng mất nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Chướng bụng, đầy hơi
Đột nhiên thấy bụng trẻ căng to, ợ hơi, đánh hơi nhiều đó là biểu hiện của hầu hết các bé bị rối loạn tiêu hóa.
Bé lười ăn
Chán ăn cũng là biểu hiện cảnh báo bé bị rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này nếu kéo dài và không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
>>> XEM THÊM: Rối loạn tiêu hóa là gì TẠI ĐÂY
3 giai đoạn bé hay bị rối loạn tiêu hóa nhất – cha mẹ chớ bỏ qua
Rối loạn tiêu hóa tuy không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu rối loạn tiêu hóa xảy ra ở trẻ em và không có hướng xử trí thích hợp, kịp thời thì bệnh có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là những thời điểm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nhất mà bất cứ ông bố bà mẹ nào có con nhỏ cũng cần “ghi nhớ”:
1. Giai đoạn sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là do các vòng cơ của hệ tiêu hóa co bóp không đồng đều khi chịu tác dụng của các tác nhân bên ngoài như thức ăn, thuốc, nước uống hay do sự vận động của trẻ. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch, nhất là hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn rất non nớt, chưa thể đủ sức để chống lại những tác nhân gây hại, vì vậy mà trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, trong đó có triệu chứng rối loạn ở hệ tiêu hóa gây nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…Tình trạng này kéo dài ở trẻ sơ sinh không chỉ làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ bị mất nước, nôn ói, chán ăn, bỏ bú, suy dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn, một số trẻ bị tiêu chảy kéo dài, mất nước nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
2. Thời điểm trẻ ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn
Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) và làm quen với các loại thức ăn mới lạ ngoài sữa. Chế độ dinh dưỡng mới này sẽ giúp trẻ có đủ chất và giúp hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của cơ thể. Tuy nhiên, chính sự thay đổi này dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài thường xuyên. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi đột ngột chế độ ăn khiến hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu của trẻ chưa kịp thích nghi, chưa bài tiết đủ men để tiêu hóa thức ăn, phải làm việc quá tải, khiến hệ vi sinh rất dễ bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng phân sống và rối loạn tiêu hóa.
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 6 tháng tuổi) cũng là lý do dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà rất nhiều gia đình mắc phải. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm rắn hoặc lỏng ngoài sữa mẹ, từ đó gây khó tiêu và kèm theo một loạt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.
- Chế độ ăn dặm giàu đạm cũng khiến trẻ dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa vì đạm rất khó tiêu. Rất nhiều trường hợp trẻ 8 tháng bị rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, biếng ăn.
- Khẩu phần ăn quá nhiều cũng là sai lầm mà nhiều bà mẹ mắc phải. Suy nghĩ cho con ăn thật nhiều và nhiều chất để con chóng lớn và khỏe mạnh. Nhưng các mẹ đâu biết rằng, việc nạp một lượng thức ăn quá lớn, quá nhiều dinh dưỡng sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng, dẫn đến đi ngoài ra phân sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột hiện tại và tương lai.
- Đây cũng là giai đoạn khá nhạy cảm, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non nớt nên rất dễ bị mắc các bệnh lý về hệ hô hấp, tiêu hóa. Một số trường hợp trẻ buộc phải sử dụng kháng sinh mới có thể điều trị khỏi bệnh, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn triệt tiêu cả lợi khuẩn vì thế gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón.
3. Giai đoạn trẻ đi lớp
Chỉ cần chú ý quan sát một chút cha mẹ có thể thấy khi trẻ bắt đầu đi mẫu giáo, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi này là do:
- Lý do thứ nhất là tâm lý sợ sệt, lo âu của các con khi xa bố mẹ, ông bà, hòa nhập vào một môi trường mới hoàn toàn xa lạ, khiến trẻ không thấy ngon miệng, dạ dày khó tiết dịch tiêu hóa nên con ăn vào dễ bị đầy bụng.
- Lý do thứ hai là thực đơn, thức ăn, cách cho ăn ở trường khác với cách mà cha mẹ thường hay nấu ở nhà cho con ăn, nên con cũng chưa kịp làm quen với những món ăn mới này, dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ, đau bụng, táo bón,…
- Lý do thứ 3 là khi sinh hoạt tập thể với các bạn, trẻ có thể bị lây nhiễm khuẩn, cùng với sức đề kháng của cơ thể trẻ kém hơn bình thường, thì trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Ngoài những thời điểm theo giai đoạn phát triển của trẻ thì thời điểm giao mùa cũng dễ gây ra các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, đặc biệt là với trẻ nhỏ vì thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể suy giảm, môi trường ô nhiễm, vi khuẩn có thể xuất hiện ở thức ăn hoặc nước uống, sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây hại đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Mùa hè được xem là thời điểm có nguy cơ cao hơn cả.
>>> XEM THÊM: Cách trị rối loạn tiêu hóa TẠI ĐÂY
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đó là giữ vệ sinh cho trẻ. Với những trẻ nhỏ hay có thói quen mút tay, ngậm đồ chơi,... sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa. Bởi vậy cha mẹ cần vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ, đồng thời vệ sinh đồ chơi thường xuyên, hạn chế cho trẻ ngậm đồ chơi để tránh nhiễm khuẩn.
Lưu ý thứ hai là chế độ ăn uống, cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, dễ tiêu hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến hợp vệ sinh cho bé. Cha mẹ cũng không nên kiêng khem nhiều loại đồ ăn, bởi khi bị bệnh trẻ sẽ cần nhiều năng lượng hơn bình thường nên vẫn cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
>>> XEM THÊM: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa liên miên vì sao TẠI ĐÂY
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ sản phẩm thảo dược
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ như nhiễm khuẩn, nhiễm virus, do chế độ ăn, môi trường sống, do dùng kháng sinh dài ngày,… Vì thế để khắc phục tình trạng này việc loại trừ các yếu tố gây bệnh là việc làm cần thiết trong đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, sạch sẽ, phù hợp với độ tuổi của trẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên có chứa lợi khuẩn thường xuyên để giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn chặn rối loạn tiêu hóa hiệu quả, an toàn. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD. Sản phẩm đầu tiên trên thị trường vừa bổ sung lợi khuẩn, môi trường cho lợi khuẩn phát triển lại vừa bổ sung vi chất dinh dưỡng và kích thích bài tiết men tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa từ đó ngăn chặn rối loạn tiêu hóa hiệu quả, an toàn. Để có được những công dụng vượt trội như vậy là nhờ vào sự kết hợp độc đáo giữa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kết hợp với inulin là một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật giúp kích thích chức năng dạ dày – ruột, fructose - oligosaccharide (FOS) giúp tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển; phòng và hỗ trợ điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra. Và các vi chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,… với các thảo dược quý như cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Cốm vi sinh BEBUGOLD hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
Đánh giá của chuyên gia
Cốm vi sinh BEBUGOLD có tác dụng như thế nào với trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa?
Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa là như thế nào? Mời các bạn lắng nghe TS Dương Xuân Nhương tư vấn qua video này:
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đồng thời đừng quên sử dụng cốm BEBUGOLD mỗi ngày để giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, mời bạn vui lòng liên hệ Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
Dược sĩ Đoàn Thanh Xuân
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh